Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Bà bầu có nên ăn măng không?

Chia sẻ:

Măng là một trong số những thực phẩm phổ biến thường được dùng trong chế biến thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết răng măng rất dồi dào chất xơ, chứa các chất chống oxy hóa, ít chất béo và đường, cùng với đó đây cũng là loại thực vật cung cấp nguồn protein, vitamin, khoáng chất (can xin, sắt, kali, phốt pho),…rất tốt cho cơ thể.

Vậy, nếu là bà bầu có nên ăn măng không? Nếu ăn được thì nên ăn măng khô, măng ngâm hay măng xào? Thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Giá trị dinh dưỡng đến từ măng

Măng chế biến được rất nhiều món: luộc, xào, nấu canh, nhồi nhịt hấp,… nhưng nhìn chung được xơ chế để dùng thành 3 loại: măng khô, măng tươi dùng trực tiếp và măng ngâm chua.

Trong măng tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng và được đánh giá là có lợi cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như:

  • Măng rất giàu chất xơ. Theo nghiên cứu, lượng chất xơ trong măng (2,56%) cao hơn rất nhiều so với rau mầm (1,27%), bắp cải (1,58%), dưa chuột (0,61%),…Hàm lượng chất xơ rất dồi dào có tác dụng rất tích cực trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Chứa chất Phytosterel giúp chống sự oxy hóa, kháng viêm, cải thiện khả năng đề kháng của các tế bào trong cơ thể.
  • Hàm lượng đường và chất béo thấp, phù hợp với những người bị huyết áp, tiểu đường, thừa cân,…
  • Ngoài ra, trong măng chứa đến 91% là nước và nhiều loại vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe: canxi, phốt pho, kali,…. Đặc biệt, lượng kali trong măng rất cao được nghiên cứu giúp giảm thiểu nguy cơ bị đột ngụy.

=>> Xem thêm: Bà bầu ăn xôi có tốt không?

bà bầu có nên ăn măng không

Bà bầu có nên ăn măng không?

Trong giai đoạn thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên, cơ thể người mẹ thường có hiện tượng ốm nghén và không ăn được nhiều, cơ thể nhạy cảm với mùi, vị, rất dễ ói ra, mệt mỏi, khó chịu.

Trong khi đó, măng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe người bình thường, nhưng đối với bà bầu có nên ăn măng không?

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ  tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:

Măng không phù hợp cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là bà bầu trong những tháng thai kỳ đầu tiền. Tốt nhất nên kiêng măng trong 3 tháng đầu, nếu có ý định đưa măng vào bữa ăn hàng ngày thì nên lùi vào giai đoạn sau, dùng khoảng 200 – 250g là hợp lý, chế biến kỹ để đảm bảo loại bỏ những tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

Dưới đây là những nguyên nhân để bà bầu nên chú ý hơn khi ăn măng:

  • Gia tăng nguy cơ ngộ độc thai kỳ

Nguyên nhân của tình trạng này đến từ những độc tố tồn tại trong măng, đặc biệt là glucozit. Khi được đưa vào cơ thể, dưới tác dụng của men tiêu hóa, chúng sẽ bị phân hủy và tạo ra acid xyandydric. Hàm lượng quá ngưỡng chịu đựng của bà bầu khiến bạn bị ngộ độc.

Triệu chứng để nhận biết tình trạng này thường biểu hiện qua cảm giác đau đầu, nôn ói, thở khó khăn, huyết áp tụt thấp,…với những người tiền sử bị huyết áp thấp thì vấn đề này thực sự nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

  • Đầy bụng, khó tiêu

Măng có hàm lượng chất xơ dồi dào nhưng không phù hợp bà bầu. Chất xơ trong măng thường gây đầy hơi, khó tiêu, bụng ậm ạch. Ban đầu, bà bầu sẽ thấy bị đầy hơi, ợ chua nhưng ăn nhiều sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu, nhất là trong 3 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ.

  • Thiếu máu

Hiện tượng thiếu sắt rất thường gặp ở các mẹ trong giai đoạn thai kỳ. Ăn nhiều măng có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Nguyên nhân đến từ độc tố cyanide trong măng làm ảnh hưởng đế chuỗi hô hấp khiến enzym sắt bị vô hiệu hóa, thiếu oxy gây ra thiếu máu.

Hiện tượng thiếu máu ở bà bầu thường biểu hiện ở cảm giác chóng mặt, choáng váng, cơ thể mệt mỏi. Để ý phần da (chủ yếu ở đầu ngón tay, dưới mí mắt, vùng môi) xanh xao, tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, khó tập trung làm việc,….

Trên thực tế, không hiếm trường hợp bà bầu ăn vượt số lượng măng quy định hoặc chế biến sai cách mà xảy ra ngộ độc, ảnh hưởng không tốt đến giai đoạn thai kỳ. Do đó, hãy cẩn trọng khi ăn măng. Có thể ăn nhưng cần chú ý những vấn đề dưới đây.

=>> Xem thêm: Bà bầu ra khí hư màu vàng là bệnh gì?

bà bầu ăn măng ngâm được không

Những lưu ý bà bầu phải ghi nhớ khi ăn măng

  • Trước khi chế biến măng, bà bầu nên ngâm và luộc kỹ măng ít nhất 3 – 4 lần trước khi chế biến, để loại bỏ bớt hàm lượng độc tố, đặc biệt là Cyanide.
  • Nếu định làm măng khô, măng chua,…nên ngâm măng tươi vào nước muối, luộc qua vài lần nước. Măng khô khi mang ra chế biến nên luộc hoặc ngâm trong nước gạo giúp măng nhanh mềm và giảm độc tố.
  • Với những loại măng đắng, lúc luộc nên cho ít vôi vào và luộc vài lần. Vôi sẽ giúp giảm đắng và độc tố.
  • Khi luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để đọc tố thoát ra bên ngoài. Không dùng lại nước luộc măng vì phần lớn các độc tố phần lớn có trong nước.
  • Không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn 2 – 3 lần/ tháng, mỗi lần từ 200 – 250g.

Mọi thắc mắc về vấn đề bà bầu có nên ăn măng không? mời bạn đọc để lại ý kiến tại cổng chat [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo số Hotline: 03.56.56.52.52 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

=>> Xem thêm: Chi phí siêu âm 4D bao nhiêu tiền?

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước