Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Mang thai tháng thứ 5

Chia sẻ:

Mang thai tháng thứ 5 là mẹ bầu đã đi được hơn một nửa chặng đường của thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết sự phát triển của thai 5 tháng tuổi và những điều nên và không nên làm khi mang thai tháng thứ 5 để thia nhi phát triển tốt, có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Sự phát triển của thai nhi 5 tháng tuổi

Đây là một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của thai nhi, với sự phát triển mạnh mẽ mỗi ngày.

  • Thai nhi tháng thứ 5 có kích thước to bằng một quả dừa, với chiều dài khoảng 25 cm và cân nặng khoảng 400 gram.
  • Bé sẽ ngủ và thức theo một quy luật và mẹ sẽ dễ dàng cảm thấy những chuyển động của con vào thời điểm bé thức.
  • Vào giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về thai máy với những chuyển động của bé trong bụng mẹ.
  • Cơ thể bé sẽ bắt đầu hình thành một lớp lông tơ để giữ ấm, và các tuyến trong da bé đang trong quá trình sản xuất lớp “chống thấm” bảo vệ da trong nước ối. Lớp “chống thấm” này thậm chí vẫn tồn tại cho đến khi bé chào đời, chính là lớp “cứt trâu” trên đầu bé sau khi sinh.

Trong giai đoạn này, sự hoạt động của các tế bào máu cũng diễn ra mạnh mẻ hơn. Bên cạnh sự hình thành và phát triển của túi mật, thai nhi cũng bắt đầu có phản xạ mút nên đôi khi siêu âm, mẹ sẽ thấy con đang ngậm tay trong miệng.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Bầu 7 tháng có nên quan hệ

mang thai tháng thứ 5

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5

Bên cạnh việc gia tăng kích cơ vòng bụng thì trong tháng thứ 5 này, mẹ cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được những sự chuyển động của bé. Tiếp đến là sự xuất hiện của những “dấu vết” rạn da trên ngực hoặc bụng của mẹ.

Ngoài ra, sự gia tăng của các loại hormone thai kỳ khiến mẹ bầu thấy chảy sữa non, chảy máu răng và tăng dịch tiết âm đạo.

Những thay đổi về thể chất khi mang thai tháng thứ 5

Thai nhi 5 tháng là khoảng thời gian cho thấy sự phát triển khá nhanh về cả kích thước và cân nặng của em bé. Do đó, ở thời điểm này, thai phụ sẽ dễ dàng nhận thấy hàng loạt các vấn đề thay đổi ở thể chất.

Tuy nhiên, sự thay đổi đó là bình thường hay bất thường? có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn và sự phát triển của em bé hay không? Câu trả lời sẽ có ngay ở bài viết dưới đây:

Cân nặng:

  • Dựa theo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), nếu nhỏ hơn 25 thì số cân mẹ cần tăng trong tháng thứ 5 là 2 – 4 kg.
  • Nếu BMI từ 25 – 30 thì mẹ chỉ cần tăng 1 – 2kg.
  • Nếu BMI trên 30, mẹ bầu chỉ được tăng dưới 1kg.

Thay đổi trọng lực:

  • Thai nhi 5 tháng, cho thấy mẹ đang ở tam cá nguyệt thứ 2, lúc này em bé phát triển rất nhanh, bụng mẹ to hơn mỗi ngày, đôi khi khiến mẹ cảm thấy mất cân bằng do sư thay đổi trọng lực tăng hơn.

Khó thở:

  • Hiện tượng này xảy ra do tử cung mỗi ngày một thay đổi, gây áp lực lên cơ hoành, khiến thai phụ cảm thấy khó thở. Hiện tượng này sẽ càng rõ rệt hơn khi bạn nằm ngửa.

Nhức đầu, chóng mặt:

  • Xuất phát từ nguyên nhân nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, cho nên dễ gây ra chứng nhức đầu, chóng mặt ở chị em trong giai đoạn mang thai 5 tháng.

Chuột rút ở chân:

  • Chị em cần thận trọng với triệu chứng này, bởi nếu xảy ra thường xuyên cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin, hoặc tăng cân, vận động quá nhiều hay quá ít. Hãy lưu ý để có sự điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho hợp lý nhất.

Nghẹt mũi:

  • Nồng độ estrogen tăng làm cho màng mũi mở rộng, do đó làm tăng lưu lượng chất nhầy và gây nghẹt mũi.

Táo bón:

  • Đây là một vấn đề mà hầu hết bà bầu nào cũng gặp phải và gây ra không ít phiền toái cho sức khỏe.
  • Tình trạng táo bón đối với mẹ bầu có thai nhi 5 tháng tuổi thường xảy ra do sự gia tăng nồng độ progesterone, khiến việc di chuyển thức ăn qua ruột chậm, dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón.

Chứng ợ nóng:

  • Tử cung giãn mạnh, tạo một lực đẩy các axit trong dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng.

Đau lưng:

  • Thai nhi 5 tháng có trọng lượng khoảng 300 gram. Vì sự phát triển nhanh chóng ấy, bụng người mẹ cũng to lên đáng kể.
  • Tạo áp lực lên vùng lưng dưới hoặc dây thần kinh tọa (chạy từ cột sống đến chân) gây ra tình trạng mỏi lưng, đau lưng cho người mẹ.

Tăng cảm giác ngon miệng:

  • Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, cũng là thời điểm kết thúc thời kỳ ốm nghén, nên chị em sẽ có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.

Đi tiểu thường xuyên:

  • Khi trọng lượng thai nhi càng tăng, thì tử cung càng giãn mạnh, gây áp lực lên bàng quang, dẫn đến việc mẹ bầu 5 tháng đi tiểu thường xuyên là điều dễ hiểu.

Mất ngủ:

  • Thai nhi 5 tháng không chỉ phát triển nhanh ở cả cân nặng và kích thước, mà đi kèm với đó còn có các tình trạng đau lưng, đi tiểu thường xuyên, chuột rút, khó thở cùng những cú huých đạp của em bé… cho nên, mẹ bầu sẽ mất ngủ thường xuyên.

Phù:

  • Việc giữ nước trong cơ thể khiến chân, tay và mặt của thai phụ sưng lên.

Nướu chảy máu:

  • Do sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu có thể gây chảy máu nướu răng.

Bụng lớn dần rõ rệt:

  • Chắc chắn rồi, thai nhi 5 tháng đã phát triển gần như hoàn thiện, cho nên bụng mẹ bầu lớn dần rõ rệt, thậm chí còn có sự hình thành của các vết rạn da.

Bầu vú tăng kích thước:

  • Do sự thay đổi nội tiết tố ngay từ khi bạn mang thai nên kích thước bầu vú sẽ tăng và đầy đặn hơn trong suốt thai kỳ.

Sữa non:

  • Một số trường hợp chị em mang thai ở tháng thứ 5 có hiện tượng ra sữa non. Đây là một dạng chất lỏng màu vàng bắt đầu chảy ra từ núm vú.
  • Tiết sữa non vào thời điểm này có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị thay đổi nội tiết trong có thể. Lúc này, bạn cần đi kiểm tra để biết có phải nồng độ prolactin đang quá cao.

Rạn da:

  • Khi em bé ngày càng phát triển, kích thước bụng to lên, sẽ gây nên những vết rách nhỏ ở các mô da, tạo ra vết rạn da.

Đường sọc nâu:

  • Từ thời điểm thai nhi 5 tháng trở đi chị em sẽ nhận thấy đường sọc nâu sẽ ngày càng rõ rệt hơn.

Quầng vú và núm vú sẫm màu hơn:

  • Sự thay đổi này được gây ra bởi sự gia tăng hormone trong cơ thể và làm cho vùng da quanh núm vú trông tối màu hơn.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Cân nặng thai nhi theo tuần

Những thay đổi về cảm xúc khi thai nhi 5 tháng

Ngoài việc nhận thấy sự thay đổi về thể chất, thì trong thời kỳ thai nhi 5 tháng tuổi, các mẹ còn có sự thay đổi lớn về mặt cảm xúc.

Sự thay đổi tâm trạng:

  • Tâm trạng của mẹ sẽ có sự thay đổi thất thường, lúc vui, lúc buồn và đây chính là kết quả của sự dao động nội tiết tố.

Căng thẳng:

  • Có thể xuất phát từ tâm lý lo lắng cho sức khỏe, sự phát triển của em bé, nên không ít chị em cảm thấy khá căng thẳng khi thai nhi 5 tháng.

Não cá vàng:

  • Cơ thể người mẹ khi mang thai ở tháng thứ 5 sẽ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý.
  • Giai đoạn này mẹ khó tránh khỏi mệt mỏi, khó chịu, nên có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung, gây ra tình trạng hay quên, não cá vàng là điều dễ hiểu.

Những điều cần làm khi mang thai tháng thứ 5

  • Ăn mặc thoải mái

Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu sẽ có triệu chứng nóng trong người khiến mẹ cảm thấy khó chịu, cùng với sự phát triển cua rhtai nhi cũng khiến cho kích thước bụng khó to. Vì thế, mẹ nên chọn những bộ trong phục dành cho bà bầu trong tháng này.

Mẹ nên mặc những bộ đồ được làm từ chất liệu cotton mềm và thấm hút mồ hôi, ngoài ra mẹ cũng cần trang bị thêm cho mình ít đôi dày, dép có cỡ lớn hơn bỏi vì tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 5 có thể xảy ra.

  • Chế độ ăn giàu chất xơ

Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ cần tiếp tục ăn nhiều chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi để tránh tình trạng táo bón khi mang thai.

Bên cạnh chế độ ăn giàu chất xơ thì mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, protein, vitamin, acid folic, sắt, can xi…

  • Siêu âm thai định kỳ

Trong tháng thứ 5 này, mẹ bầu cũng cần tiếp tục siêu âm thai định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thời điểm này, mẹ bầu đã nhìn thấy rõ khuôn mặt của bé và quan sát rõ những cú đạp.

  • Giữ đúng tư thế

Mẹ bầu cần duy trì đúng tư thế, tránh ngồi lâu 1 chỗ mà cần vận động, đi lại nhẹ nhàng sau khi ngồi lâu để tránh tình trạng đau lưng khi mang thai tháng thứ 5.

  • Tập thể dục

Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ cũng cần chú ý tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga để thư giản và tránh tình trạng đau lưng, chuột rút khi mang thai.

  • Luôn giữ cho tinh thần và tâm trạng vui vẻ, thoải mái

Trong suốt thai kỳ nói chung và thời điểm mang thai tháng thứ 5 nói riêng thì mẹ bầu cũng cần phải giữ cho tinh thần và tâm trạng vui vẻ, thoải mái để thai nhi phát triển tốt hơn.

  • Tư thế ngủ đúng

Mẹ bầu vẫn cần giữ tư thế ngủ đúng là nghiêng về 1 bên và nên nghiêm về bên trái. Điều này giúp máu lưu thông và tuần hoàn đến tử cng tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kê lưng và kê cao chân khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.

  • Trò chuyện cùng con yêu của mình

Lúc này, con có thể cảm nhận và “giao tiếp” với mẹ bằng những cú đạp hay cử động. Vì thế, hãy trò chuyện cùng con yêu của mình mỗi ngày mẹ nhé.

  • Quan hệ tình dục

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không? Là thắc mắc và băn khoăn của nhiều mẹ bầu.

Các chuyên gia y tế về sản phụ khoa cho biết, trong giai đoạn này, mẹ có thể có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cần lựa chọn tư thể thoải mái nhất và quan hệ nhẹ nhàng, không thô bạo để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Có nên uống sữa bầu vào buổi tối

thai nhi 5 tháng tuổi

Mang thai tháng thứ 5 cần khám những gì?

Việc khám và kiểm tra thai định kỳ có ý nghĩa rất trọng đối với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của em bé. Đặc biệt, ở thời điểm mang thai tháng thứ 5, chị em thường được bác sĩ chỉ định khám các mục sau:

  • Siêu âm thai.
  • Theo dõi cân nặng, nhịp tim em bé.
  • Hoạt động của thai – các cử động.
  • Đo kích thước và chiều cao của tử cung.
  • Đo cân nặng và huyết áp.
  • Kiểm tra vú và da.
  • Theo dõi tình trạng phù nề ở tay, chân và các tĩnh mạch.

Mang thai tháng thứ 5 cần xét nghiệm những gì?

Để chắc chắn thai nhi 5 tháng phát triển tốt, cũng như sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, và có biện pháp xử trí kịp thời. Bác sĩ thường sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu và hemoglobin.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích để kiểm tra có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu hay không? và phát hiện triệu chứng tiền sản giật sớm.
  • Kiểm tra độ dung nạp glucose, phát hiện tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm sàng lọc AFP (alpfetoprotein), bhCG, estriol đa năng để loại trừ bất kỳ bệnh lý nào về bào thai.
  • Xét nghiệm di truyền trước sinh (Cordocentesis) để chẩn đoán bất thường về nhiễm sắc thể, di truyền hoặc nhiễm trùng. Đây là một xét nghiệm khá quan trọng đối với thai nhi 5 tháng.
  • Tiêm chủng và phòng bệnh: tiêm vacxin phòng uốn ván theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Thai nhi 5 tháng có tốc độ phát triển rất nhanh, vì vậy đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà bạn có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày ở giai đoạn mang thai này:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, thịt lợn, bò, trứng, các loại hạt… là nhóm thực phẩm giàu protein, giúp hình thành các mô trong cơ thể, điều chế kháng thể cho hệ miễn dịch…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau xanh, trái cây tươi, rong biển, tôm… là nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các tế bào, xương, da, sản xuất hồng cầu máu, tế bào não, hệ miễn dịch…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh, trái cây tươi… có chứa nhiều chất xơ, sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Thực phẩm chứa canxi, sắt: Nhu cầu dung nạp canxi và sắt của mẹ bầu càng về cuối thai kỳ càng cao. Vì thế chị em nên sử dụng nhiều hải sản, rau xanh lá, trái cây… mỗi ngày.

Ngoài ra, ở vào thời điểm thai nhi 5 tháng, thai phụ nên uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít. Nhằm đảm bảo đủ lượng nước ối, giúp cơ thể chống phù nề.

Chị em mang thai không nên ăn quá mặn, quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, rối loạn tiêu hóa.

Thai nhi 5 tháng có những dấu hiệu nào nguy hiểm?

Với chị em đang mang thai 5 tháng, nếu nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm ở dưới đây, cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử trí kịp thời.

  • Dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Mạch đập nhanh, tim loạn nhịp không kiểm soát.
  • Đau thượng vị.
  • Ra nhiều dịch nhầy ở âm đạo.
  • Đau lưng dữ dội, chuột rút liên tục.
  • Đau bụng, chảy máu âm đạo ít hoặc nhiều.
  • Không cảm nhận thấy thai máy, thai cử động như trước đó.
  • Co giật và sưng phù nhiều ở chân.
  • Rối loạn tiểu tiện, bụng có cơn gò cứng dồn dập hoặc giãn cách.

Những điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 5

  • Tránh vận động mạnh, làm việc nặng và các phản xạ đột ngột

Mang thai tháng thứ 5, kích thước và trọng lượng của thai nhi đã phát triển khá lớn, mẹ cùng bắt đầu cảm thấy hơi nặng nề. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh làm những công việc nặng hay vận động mạnh trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó cần tránh các phản xạ đột ngột như ngồi xuống, đứng lên quá vội vàng sẽ khiến mẹ bầu xây xẩm và chóng mặt.

  • Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích

Không chỉ giai đoạn mang thai tháng thứ 5 mà cả thai kỳ, mẹ bầu cần tránh xa rượu, bia, thuốc lá, các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích để thai nhi được phát triển tốt hơn.

  • Không quá căng thẳng hay áp lực

Mẹ bầu cần suy nghĩ lạc quan và tích cực, tránh căng thẳng, lo lắng, áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

  • Nghỉ ngơi hợp lý

Chị em nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức trong giai đoạn này. Không nên đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.

  • Tư thế ngủ phù hợp

Theo các bác sĩ, thai phụ nên ngủ nghiêng về phía bên trái để giúp cho việc lưu thông máu diễn ra thuận lợi. Sử dụng gối bầu chèn giữa hai chân để hỗ trợ và giảm áp lực.

  • Phòng nhiễm khuẩn

Ngoài việc thực hiện tiêm phòng đầy đủ, thì ở giai đoạn thai nhi 5 tháng, mẹ cần giữ cho mình khỏe mạnh bằng cách tránh nơi đông người, tránh đến nơi có dịch bệnh lưu hành.

  • Khám thai định kì

Để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có, và bảo vệ bé yêu trọn vẹn nhất. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần khám thai, siêu âm, kiểm tra các chỉ số định kỳ và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

  • Chọn địa chỉ khám thai uy tín

Một điều quan trọng nữa đối với thai nhi 5 tháng chính là một địa chỉ khám thai uy tín. Các mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn các địa chỉ khám thai chất lượng, với bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc hiện đại.

Trên đây là những thông tin về việc mang thai tháng thứ 5. Hi vọng qua những thông tin này sẽ giúp các mẹ bầu biết được sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5 cũng như sự thay đổi của mẹ và biết được những điều nên làm và nên tránh khi mang thai tháng thứ 5 để biết cách chăm sóc bản thân nhằm có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn về thai kỳ hay các vấn đề sức khỏe sinh sản khác, hãy liên hệ đường dây nóng: 03.56.56.52.52 hoặc CLICK TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước