Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn nhất

Chia sẻ:

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là một việc làm hết sức quan trọng đối với các bậc cha mẹ giúp chăm sóc răng miệng của trẻ và giúp trẻ phòng tránh tình trạng nấm ở lưỡi dẫn đến chán ăn và kém phát triển. Vậy rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn và hiệu quả? Các bậc cha mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây để biết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì hiệu quả.

Tại sao cần phải rơ lưỡi trẻ sơ sinh?

Nhiều bậc cha mẹ thường thắc mắc tại sao cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh thường hay có cặn sữa bám trên lưỡi, nếu không được làm sạch sẽ khiến bé khó chịu và lười bú. Do đó, các mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé thường xuyên để giữ miệng bé sạch sẽ, bé sẽ bú tốt hơn.

Lưỡi của bé nếu không được làm sạch thường xuyên có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm lưỡi và gặp các vấn đề về nướu cũng như các vấn đề nha khoa khác sẽ xuất hiện.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên rơ lưỡi thường xuyên cho trẻ sơ sinh để bảo vệ vùng răng miệng cho trẻ.

=>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc nhiều có tốt không?

rơ lưỡi cho bé đến khi nào

Những trường hợp trẻ sơ sinh áp dụng rơ lưỡi

Không phải trường hợp trẻ sơ sinh nào mẹ cũng áp dụng một cách rơ luwoisx cho con mà tùy thuộc từng trường hợp cụ thể để mẹ rơ lưỡi cho con theo các cách và số lần khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Mẹ sẽ không cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Vì khi bú, lưỡi của trẻ được cọ vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cấn sữa.

Do đó, với những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thị mẹ có thể rơ lưỡi bé 2 – 3 ngày 1 lần.

  • Trẻ bú sữa mẹ + sữa ngoài

Những trẻ sơ sinh dùng kết kết hợp, song song sữa mẹ và sữa người thì mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho trẻ. Thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất là sau khi tắm.

  • Trẻ bú ngoài hoàn toàn

Trẻ sơ sinh uống sữa bột thì lưỡi sẽ rất dễ bị đóng cặn và khiến trẻ bị tưa lưỡi, dẫn tới tình trạng viêm lưỡi, viêm họng, lười bú, ảnh hưởng tới vị giác của bé. Do đó, các bậc cha mẹ nên rơ lưỡi cho con 2 lần/ngày.

Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho trẻ là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng. Mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ trước thời gian này vì sẽ rất dễ khiến trẻ nôn khan. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sau khi bú xong cũng không tốt vì có thể sẽ bị ọc sữa.

=>> Xem thêm: Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi

rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?

Các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh dưới đây, cụ thể như là:

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối thường được áp dụng cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý thực hiện đúng theo cách hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện việc rơ lưỡi cho bé.
  • Bước 2: Đeo miếng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ sau đó nhúng đều vào cốc nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Bế trẻ đặt vào lòng mình, đầu trẻ nâng lên ngang ngực mẹ. Mẹ đưa tay vào miệng bé và rơ nhẹ nhàng, tránh làm đau bé.
  • Bước 4: Mẹ cần rơ lưỡi cho bé theo thứ tự ở 2 vùng má rồi đến các vị trí khác trong vòm miệng và cuối cùng rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì – sử dụng lá hẹ

Dùng lá hẹ rơ lưỡi được áp dụng cho những trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Lá hẹ khá lành tính nên với các bé từ 5 tháng tuổi trở lên mẹ có thể sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi hàng ngày cho con theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, đem đun sôi rồi vớt ra để cho ráo nước và giã nhuyễn.
  • Bước 2: Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào và đem vắt lấy nước dùng rơ lưỡi cho bé.
  • Bước 3: Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ đã được rửa sạch sẽ và nhúng vào nước lá hẹ rồi tiến hành rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự: 2 bên má, sau đó đến các vị trí quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Đây cũng là một trong những cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng. Phương pháp này cũng được áp dụng cho những trẻ trên 5 tháng tuổi bằng các bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn rau ngót tươi và ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Rau ngót đem đun sôi rồi nghiền nát lấy nước.
  • Bước 3: Quấn gạc quanh tay, nhúng đều vào nước rau ngót và sau đó bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự như cách rơ lưỡi bé bằng lá hẹ.

Lưu ý: Với những trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi không nên áp dụng việc rơ lưỡi bằng rau ngót hay rau hẹ vì hệ tiêu hóa trẻ còn yếu. Vì thế, nếu rơ lưỡi bằng cách này có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần và thậm chí là có thể gây ngộ độc…

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng mật ong là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên nhi khoa và nha khoa thì chỉ nên rơ lưỡi bằng mật ong khi trẻ đã được 1 tuổi. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện nên sẽ hạn chế được tình trạng bị dị ứng hay bị ngộ độc mật ong.

Để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong thì mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nên chọn loại mật ong rừng nguyên chất để rơ lưỡi cho bé.
  • Bước 2: Sau khi tay đã được vệ sinh sạch sẽ mẹ quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.
  • Bước 3: Sau khi rơ lưỡi cho bé xong, mẹ cho bé uống 1- 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngoài việc tìm hiểu rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn và không làm tổn thương đến khoang miệng của trẻ?

Thì các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý đến cách rơ lưỡi cho trẻ theo từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau, sẽ có những hướng dẫn, cách thức thực hiện không giống nhau, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc làm sạch, phòng ngừa các bệnh về răng miệng.

Cụ thể, dưới đây chính là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

* Chuẩn bị:

  • Nước ấm hoặc nước muối.
  • Gạc rơ lưỡi quấn tay, miếng gạc bằng vải hoặc gạc rơ lưỡi tẩm dịch kháng khuẩn sử dụng 1 lần…

* Cách thực hiện rơ lưỡi:

  • Bước 1: Cha mẹ cần rửa tay sạch trước khi thực hiện rơ lưỡi.
  • Bước 2: Chuẩn bị sẵn một chén nước ấm hoặc nước muối sinh lý (Nếu sử dụng loại gạc rơ lưỡi dùng 1 lần đã được tẩm dịch kháng khuẩn sẵn, thì không cần chuẩn bị các bước tiếp theo mà bạn có thể rơ lưỡi cho bé ngay sau khi mở túi sản phẩm).
  • Bước 3: Lấy miếng vải hoặc gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay. Nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nước muối sinh lý để làm ướt gạc.
  • Bước 4: Đưa ngón tay vào miệng trẻ, lau nhẹ nhàng lên nướu, lưỡi và 2 phần bên má, giúp loại bỏ cặn sữa một cách hiệu quả nhất.

Lưu ý: Thao tác nên nhẹ nhàng, không đưa ngón tay quá sâu vào miệng bé. Và cha mẹ cần rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ngày vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa cho bé bú.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi

Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có thể vẫn chưa tự biết chăm sóc răng miệng đúng cách, vì vậy cha mẹ vẫn cần hỗ trợ các bé trong độ tuổi này.

Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng ở trẻ em trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi hoặc bàn chải đánh răng loại mềm với trẻ từ 2 tuổi trở lên (loại bàn chải có thiết kế dành riêng cho trẻ em).

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ sử dụng kem đánh răng, và nên dùng với một lượng nhỏ. Hướng dẫn trẻ thực hiện với các thao tác chải răng trước, sau đó đến vệ sinh lưỡi. Và đặc biệt là không nên nuốt kem đánh răng.

Việc vệ sinh răng miệng của trẻ nên được thực hiện 2lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy, và buổi tối trước khi đi ngủ.

Giúp trẻ học cách vệ sinh răng miệng ngay từ khi còn nhỏ là việc rất cần thiết mà các bậc phụ huynh nên làm. Nhằm giảm mùi và hạn chế tích tụ vi khuẩn, giảm nguy cơ tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, hạn chế tình trạng viêm nướu, sâu răng ở trẻ em, đảm bảo trẻ sẽ có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng ngay từ khi còn nhỏ.

Trên đây là những thông tin về các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các mẹ biết được rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì và có cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, chuẩn khoa học giúp chăm sóc bé yêu của mình được phát triển tốt nhất.

Mọi băn khoăn thắc mắc, xin vui lòng nhập chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi tới Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc chat trực tuyến để được các chuyên gia y tế của phòng khám hỗ trợ sớm nhất.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước