Biểu hiện có thai 1 tháng đầu tiên sớm nhất
Chưa nhất thiết phải đến ngay cơ sở y tế, theo các bác sĩ, chị em cũng có thể nhận biết bản thân có em bé hay chưa thông qua dấu hiệu có thai 1 tháng tuổi. Ngay khi có những biểu hiện có thai 1 tháng đầu dưới đây, chị em nên ra tiệm thuốc mua que thử về kiểm tra để chắc chắn kết quả ngay nhé.
Mục lục
- 1 Biểu hiện có thai 1 tháng đầu
- 1.1 Chậm kinh nguyệt
- 1.2 Căng tức ngực
- 1.3 Buồn nôn và nôn khan
- 1.4 Bị đau lưng
- 1.5 Đau khu vực xung quanh ngực
- 1.6 Ẩm ướt ở khu vực vùng kín
- 1.7 Ra máu báo thai
- 1.8 Có cảm giác thèm ăn nhiều hơn hoặc chán ăn, không muốn ăn gì
- 1.9 Thường xuyên có cảm giác chóng mặt
- 1.10 Buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên
- 1.11 Que thử thai hiện hai vạch
- 2 Mẹ bầu cần phải làm gì khi mang thai tháng đầu tiên
Biểu hiện có thai 1 tháng đầu
Chậm kinh nguyệt
Chậm kinh nguyệt là biểu hiện có thai 1 tháng tuổi sớm nhất. Khi bị chậm kinh nguyệt, khả năng mang thai là rất cao nếu trước đó chị em có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình. Chị em cũng cần lưu ý rằng, ngoài là dấu hiệu mang thai thì chậm kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm hộ – âm đạo,…
Căng tức ngực
Nhiều nữ giới cho rằng cảm giác này giống như hiện tượng cương ngực trước kỳ kinh nhưng nặng hơn. Chị em sẽ cảm thấy ngực mình mềm hơn nhưng lại đau và lớn hơn vì nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi khiến cho lượng máu cung cấp cho ngực tăng cao. Và lúc này, bạn còn có cảm giác bị nóng ở xung quanh núm vú.
Buồn nôn và nôn khan
Buồn nôn và nôn khan là dấu hiệu phổ biến có ở hầu hết phụ nữ mang thai ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Tùy vào cơ địa của mỗi chị em mà các cơn buồn nôn và nôn khan có thể xuất hiện với tần suất, thời điểm, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Buồn nôn và nôn khan sẽ khiến chị em bị mất sức, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, mất năng lượng.
Bị đau lưng
Nếu trước đó chị em có quan hệ tình dục không an toàn mà sau lại bị đau lưng thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai do dây chằng đang được nới lỏng. Cơn đau lưng do mang thai có thể xuất hiện một cách đột ngột ở vùng lưng dưới rồi lan ra khắp cả lưng.
Đau khu vực xung quanh ngực
Trong trường hợp đã mang thai, vùng ngực của chị em thường sẽ phát triển, gia tăng kích cỡ khiến chị em có cảm giác ngộp, khó chịu khi mặc áo ngực. Nguyên nhân làm tăng kích thước vùng ngực chính là do sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng ngực đồng thời các tuyến sữa cũng bắt đầu khởi động.
⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Dấu hiệu mang thai con trai
Ẩm ướt ở khu vực vùng kín
Bình thường, vùng kín chỉ tiết ra nhiều dịch hơn khi chị em nhận được các kích thích tình dục hoặc do sự gia tăng hormone khi gần đến thời điểm rụng trứng. Nhưng nếu chị em không rõ vì lý do gì mà âm đạo ra rất nhiều dịch mà trước đó chị em có quan hệ tình dục không an toàn thì có thể nghĩ đến khả năng là đã mang thai.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này được bác sĩ lý giải như sau: do nồng độ hormone tăng và lưu lượng máu chuyển đến âm đạo nhiều hơn gây ra hiện tượng tiết dịch. Trên thực tế, dịch tiết này xuất hiện nhiều hơn vào thời kỳ mang thai nhằm mục đích là để ngăn ngừa nhiễm trùng ở cổ tử cung và làm mềm thành âm đạo.
Trong trường hợp dịch tiết ra này trở nên nặng mùi, ngứa hay chuyển sang màu trắng đục, vàng hoặc vàng xanh, đó có thể là biểu hiện chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa cần được can thiệp điều trị.
Ra máu báo thai
Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhưng khá nhiều chị em phụ nữ hiện nay bỏ qua. Tình trạng ra máu xảy ra bởi phôi thai khi đó đã vào tử cung và được cấy vào thành tử cung để đảm bảo vị trí vững chắc tại đây.
Để nhận biết triệu chứng ra máu báo thai, chị em có thể nhận thấy đáy quần lót xuất hiện chút dịch màu hồng nhạt hoặc màu nâu. Lưu ý, tình trạng ra máu, đặc biệt là ra nhiều máu cũng có thể là dấu hiệu của việc sảy thai hoặc chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm. Tốt nhất khi có biểu hiện ra máu thì nên đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp điều trị kịp thời.
Có cảm giác thèm ăn nhiều hơn hoặc chán ăn, không muốn ăn gì
Khi mang thai, chị em có thể nhận thấy một cách rõ ràng sự thay đổi trong nhu cầu ăn uống thường ngày của mình. Nhiều trường hợp trở nên rất thèm ăn, ăn nhiều hơn so với bình thường và một số trường hợp lại có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
Thường xuyên có cảm giác chóng mặt
Huyết áp thường giảm và mạch máu sẽ giãn ra khi mang thai. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều chị em phụ nữ có cảm giác đau đầu nhẹ, hoa mắt và chóng mặt. Lưu ý, trong trường hợp có hiện tượng chóng mặt kèm với chảy máu âm đạo, xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, nó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung cần đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám ngay.
Buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên
Buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên thuộc một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết. Lý giải cho triệu chứng này là bởi tử cung mở ra chèn lên bàng quang cộng với các hormone tăng lên trong thai kỳ làm cơ thể thay đổi.
Tuy nhiên, ngoài là dấu hiệu mang thai, chị em cũng cần biết rằng nó có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác nếu đi tiểu thường xuyên kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau,… Nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm âm đạo,,… hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Ví dụ: lậu, chlamydia, sùi mào gà,…)
Que thử thai hiện hai vạch
Nếu nhận thấy cơ thể đang có những dấu hiệu kể trên, chị em cần ra tiệm thuốc mua que thử thai về thử. Hiện nay, phương pháp này có thể cho kết quả chính quả chính xác lên tới 99% chị em có đang mang thai hay không.
⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Cách thử thai dân gian
Mẹ bầu cần phải làm gì khi mang thai tháng đầu tiên
Khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai được 1 tháng thì mẹ bầu cần đến phòng khám uy tín để được các bác sĩ thăm khám để biết chính xác kết quả có thai hay không. Và bạn cũng không quên bổ sung cho mình một số kiến thức cần thiết như là:
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý không chỉ trong tháng đầu tiên mà còn cả trong suốt 9 tháng mang thai. Mẹ bầu cũng nên duy trì thực đơn đa dạng hàng ngày với nhiều nhóm chất dinh dưỡng khác nhau. Một điểm mà mẹ bầu cũng cần lưu ý là nên tìm hiểu những thực phẩm mà mình không được ăn vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng sau này.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa tăng sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất thì mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành lựa chọn những hình thức vận động nào.
- Thêm nữa là mẹ bầu cũng nên tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
- Nếu thấy cơ thể có những thay đổi bất thường thì mẹ bầu cần lập tức đến ngay cơ sở y tế gần nhất để đươc các bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không được lơ là và chủ quan với sức khỏe bản thân mình.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ về biểu hiện có thai 1 tháng, nếu có thắc mắc về sức khỏe muốn được giải đáp, hãy liên hệ với các bác sĩ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi giàu kinh nghiệm của chúng tôi thông qua số điện thoại đường dây nóng 03.56.56.52.52 hoặc nhắn tin trực tiếp [Tại đây]
Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành
Những thông tin cần nắm rõ của vô sinh hiếm muộn ở nam nữ
Mong ước có con là một mong ước bình dị và chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một số lý do nào đó mà có những […]
Trị thâm vùng kín – Nguyên nhân vùng kín của bạn bị thâm
Trị thâm vùng kín thế nào hiệu quả? Đây là băn khoăn mà rất nhiều chị em mong muốn tìm hiểu. Bởi lẽ tình trạng vùng kín thâm sạm không […]
Dương vật chảy mủ Tác hại khôn lường khi dương vật chảy mủ
Dương vật chảy mủ là một dấu hiệu bất thường ở dương vật mà nam giới cần phải hết sức lưu ý và thăm khám ngay khi gặp phải. Bởi […]
ĐẶT HẸN ONLINE