Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu chi tiết, đầy đủ nhất

Chia sẻ:

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp hỗ trợ bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác những bất thường hoặc một số bệnh lý mà chúng ta mắc phải. Thông thường, bác sĩ sẽ là người đọc kết quả xét nghiệm máu và cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, thông qua cách đọc kết quả xét nghiệm máu được giới thiệu trong nội dung bài viết dưới đây, bạn cũng có thể nhận biết qua được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. 

Xét nghiệm máu là như thế nào

Xét nghiệm máu là phương pháp phân tích mẫu máu tại phòng xét nghiệm. Xét nghiệm máu sẽ đưa ra các chỉ số, hỗ trợ hiệu quả bác sĩ trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý. Xét nghiệm máu còn giúp các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh lý trong quá trình điều trị, có sự điều chỉnh khi cảm thấy việc điều trị không đạt được hiệu quả như mong muốn.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Có nên xét nghiệm máu vào buổi chiều

 

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Sau khi nhận được phiếu kết quả xét nghiệm, bạn có thể so sánh các chỉ số dưới đây để biết được có chỉ số nào bất thường hay không và chúng có thể trỏ đến vấn đề gì về sức khỏe.

  • RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường đối với nữ là 3.8 – 5.0 T/L, nam là 4.2 – 6.0 T/L. Nếu vượt quá cho thấy cơ thể bị mất nước, chứng tăng hồng cầu. Nếu thấp hơn cho thấy bạn đang bị thiếu máu.
  • HBG (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Giá trị bình thường đối với nữ là 120 – 150 g/L, nam là 130 – 170 g/L. Chỉ số vượt quá giá trị bình thường cho thấy cơ thể bị mất nước, mắc bệnh tim và bệnh phổi,… Nếu thấp hơn giá trị bình thường có thể do thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu,…
  • HCT (Hematocrit): Tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ. Giá trị bình thường đối với nữ là 0.336 – 0.450 L/L, đối với nam là 0.335 – 0.450 L/L. Nếu cao hơn giá trị bình thường, nó có thể do dị ứng, chứng tăng hồng cầu, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu,… Nếu thấp hơn giá trị bình thường, đó có thể là biểu hiện mất máu, thiếu máu, thai nghén,…
  • MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của hồng cầu. Giá trị bình thường ở cả nam lẫn nữ từ 75 – 96 fL. Nếu trên ngưỡng 96 fL, nó có thể là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, mắc bệnh gan, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, xơ hoá tuỷ xương,… Nếu dưới ngưỡng 75 fL, có thể do thiếu hụt sắt, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì,…
  • MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu. Giá trị bình thường ở cả nam và nữ từ 24 đến 33pg. Nếu vượt giá trị bình thường có thể do thiếu máu, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng. Nếu thấp hơn giá trị bình thường, nó có thể là thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu nói chung,…
  • MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration): Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu): Giá trị bình thường rơi vào khoảng 316 – 372 g/L. Vượt quá giá trị bình thường cho thấy bạn bị thiếu máu, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng,…
  • WBC (White Blood Cell): Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường từ 4 đến 10 G/L. Nếu tăng vượt quá giá trị bình thường có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,… Nếu giảm có thể là dấu hiệu của suy tủy, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,…
  • LYM (Lymphocyte): Bạch cầu Lymphô. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 19 – 48% (0,9 – 5,2 G/L). Nếu tăng trên giá trị bình thường, nó có thể là nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm virus,… Nếu thấp hơn giá trị bình thường, có thể là dấu hiệu của nhiễm HIV/AIDS, do sử dụng các hóa chất trị liệu trong điều trị ung thư,…
  • MONO (Monocyte): Bạch cầu Mono. Giá trị bình thường từ 3,4 – 9% (0,16 – 1 G/L). Nếu vượt trên giá trị bình thường, nó có thể là chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng mono,… Nếu thấp hơn giá trị bình thường, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu do suy tủy, ung thư,…
  • EOS (Eosinophil): Bạch cầu đa múi ưa axit. Giá trị bình thường từ 0 – 7% (0 – 0,8 G/L). Vượt trên giá trị bình thường có thể là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…
  • BASO (Basophil): Bạch cầu đa múi ưa kiềm. Giá trị bình thường dao động từ 0 – 1,5% ( 0 – 0,2G/L). Nếu vượt trên giá trị bình thường, nó có thể là dấu hiệu của dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.
  • LUC (Large Unstained Cells): Các tế bào lympho lớn. Giá trị bình thường dao động từ 0 – 4% (0 – 0,4G/L). Nếu chỉ số này tăng trên giá trị bình thường, đó có thể là bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, phản ứng sau phẫu thuật và sốt rét, nhiễm một số loại virus,…
  • PLT (Platelet Count): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường từ 150 đến 350G/L. Nếu thấp hơn có thể gây ra chảy máu, còn nếu số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, cản trở mạch máu có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu,… Nếu vượt trên giá trị bình thường có thể là dấu hiệu của rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm nhiễm. Nếu thấp hơn mức giá trị bình thường có thể do sử dụng các chất hoá trị liệu, bị phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu,…
  • PDW (Platelet Disrabution Width): Độ phân bố của tiểu cầu. Giá trị bình thường từ 6 đến 11%. Nếu vượt trên giá trị bình thường có thể do mắc bệnh phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương hoặc gram âm. Nếu thấp hơn giá trị bình thường có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiện rượu.
  • MPV (Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của tiểu cầu. Giá trị bình thường dao động từ 6,5 – 11 fL. Vượt trên ngưỡng chỉ số bình thường có thể do mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, hút thuốc lá, căng thẳng, nhiễm độc do tuyến giáp,… Nếu thấp hơn ngưỡng bình thường, đó có thể là thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp,…

Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín hiện nay

Khi bạn đang có nhu cầu xét nghiệm máu thì việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng là điều hết sức cần thiết. Hiện tại, phòng khám đakhoa 52 Nguyễn Trãi có đội ngũ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, chuyên môn trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Đặc biệt, phòng khám được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến để xây dựng phòng xét nghiệm đạt chuẩn. Kết quả xét nghiệm nhanh chóng, giúp bạn phát hiện sớm nhất vấn đề về sức khỏe để có thể chủ động trong việc điều trị.

Trên đây là cách đọc kết quả xét nghiệm máu mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, để biết được chính xác tình trạng sức khỏe bản thân, việc đọc kết quả xét nghiệm máu cần được thực hiện bởi các bác sĩ kết hợp thăm khám lâm sàng cùng với siêu âm hoặc thực hiện thêm các xét nghiệm khác (nếu bác sĩ thấy cần thiết). Phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi là địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng tới xét nghiệm máu bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, sở hữu thiết bị phân tích máu hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

Số điện thoại đường dây nóng 03.56.56.52.5203.59.56.52.52, [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] tại website Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi luôn có các bác sĩ túc trực, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước