Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới phải làm sao?

Chia sẻ:

Bước vào những tháng cuối, bên cạnh niềm vui khi sắp được gặp con yêu thì nỗi lo cũng thường trực khi bụng bầu có những biểu hiện bất thường. Cảm giác đau sẽ luôn xuất hiện đầu tiên, có thể là dấu hiệu bình thường khi thai phát triển lớn nhưng cũng có thể cảnh báo một số tình trạng nguy hiểm: sinh non, dọa sảy, thai lưu,…. Nếu mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới và có biểu hiện căng cứng, mẹ bầu nhất định không nên chủ quan bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách khắc phục tình trạng này.

Bà bầu mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới có sao không?

Trong hầu hết các trường hợp bước vào những tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, bà bầu sẽ có cảm giác đau ở phần bụng dưới. Lý giải về hiện tượng này, bác sĩ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:

  • Thời điểm những tháng cuối, thai phát triển nhanh về kích thước và có hoàn thiện dần về trí não. Khi thai nhi to sẽ chèn ép lên tử cung và các cơ quan tạng phủ lân cận, khiến các dây chằng tại đây bị căng giãn, gây ra cảm giác đau ở phần bụng dưới, quanh vùng đùi.
  • Mặt khác, sự thay đổi hormone trong giai đoạn thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến các phần dây chằng ở bụng dưới, đầu gối, khuỷu tay yếu đi sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu khi xách nặng, cảm thấy đau ở phần bụng dưới.

Đây là biểu hiện hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối, chị em không cần quá lo lắng. Duy trì những bài tập yoga hoặc dạo bộ nhẹ nhàng, tình trạng này sẽ đỡ dần.

Tuy nhiên, nếu cơn đau lặp lại nhiều lần, mức độ đau tăng dần kèm theo các hiện tượng bất thường: chảy máu âm đạo, khí hư ra nhiều bất thường, mùi hôi khó chịu, cảm thấy đau nhói hoặc đau quặn từng cơn hơn 10 lần/ ngày, đã nghỉ ngơi nhưng không đỡ,…Đó là dấu hiệu bất thường, cảnh báo của một trong số những vấn đề sau:

  • Sinh non/ dọa sinh non: Đó là khi những cơn gò cứng bụng xuất hiện theo một chu kỳ nhất định giống như cảm giác đau đẻ do tử cung co thắt.
  • Sảy thai/ dọa sảy thai:  Dù đã nghỉ ngơi nhưng bụng vẫn đau nhói, gò cứng liên tục thậm chí xuất hiện hiện tượng máu đông chảy ra.
  • Nhau bong non: Bình thường nhau thai sẽ bong ra khỏi cơ thể ngay sau khi thai nhi được sinh ra. Nếu quá trình này diễn ra quá sớm lại rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và con. Nhau bong non (bong sớm) thường biểu hiện qua những cơn đau đột ngột và dữ dội, tử cung của người mẹ sẽ bị xuất huyết nhiều,…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu người mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi khó chịu,….

=>> Xem thêm: Mang thai tháng thứ 8 có nên quan hệ không?

mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới, mẹ bầu nên lưu ý những gì?

Có những mẹ bầu đã từng sinh con hoặc trước đó chưa từng có kinh nghiệm trong vấn đề này, nhưng khi mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới bạn vẫn nên chú ý những vấn đề này:

  • Đến tháng thứ 8, thai đã rất to và chuẩn bị cho ngày sinh nở. Do đó, chú ý đi lại, đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng, chậm rãi, nếu cảm thấy quá đau, bạn cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
  • Không nên có những tư thế vận động (ví dụ: đứng dậy đột ngột khi đang nằm trên giường/ ghế, cúi xuống nhanh để lấy đồ,…) gây áp lực lên cơ bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ/ ngồi xuống chậm rãi.
  • Với những mẹ bầu phải làm các công việc đòi hỏi việc ngồi nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa tránh tình trạng bị tê liệt, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn cho cơ thể, giảm đau hiệu quả.
  • Thai quá to, mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục vào thời điểm này (nếu có nhu cầu có thể dùng các biện pháp thủ dâm). Lý do đến từ các chất có trong tinh trùng (điển hình là prostaglandin), khi chất này kết hợp với một loại hormone nội tiết sẽ dẫn đến sự co bóp dạ con, gây ra chuyển dạ sớm.
  • Chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thời kỳ mang thai cũng là vấn đề nội tiết có sự mất cân bằng, âm đạo tiết dịch nhiều, ẩm ướt hơn bình thường,…đó là cơ hội thuận lợi để các vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh thân thể, nhất là âm đạo thường xuyên, chú ý không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo gây tổn thương bộ phận này, đồng thời khiến mầm bệnh dễ tấn công vào sâu bên trong.
  • Thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu quá khó chịu, đồng thời thấy xuất huyết âm đạo, cơn đau kéo dài, liên tục, không thuyên giảm,…ngừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chính xác và can thiệp xử lý kịp thời.

Một điều rất quan trọng nhưng ít mẹ bầu chú ý đến, đó chính là nên lựa chọn một cơ sở y tế trong suốt quá trình khám thai định kỳ. Điều này giúp các bác sĩ dễ dàng theo dõi cũng như hỗ trợ khi có các bất đề bất thường xảy ra trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Nếu bạn đang ở Hà Nội, có thể tìm đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để  được các bác sĩ chuyên khoa phụ sản sẽ trực tiếp thăm khám thai và kiểm tra các dấu hiệu bất thường đang gặp phải.

Mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới, mời bạn đọc chat trực tuyến Tại đây hoặc gọi theo số Hotline: 03.56.56.52.52 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

=>> Xem thêm: Bà bầu tự sướng có sao không

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước