Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Tiêu chảy là gì?

Chia sẻ:

Khi nhắc đến căn bệnh tiêu chảy chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ, đây còn được gọi là một chứng bệnh rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, trên thực tế thì sự hiểu biết của chúng ta chỉ dừng lại ở đó. Những kiến thức tổng quan nhất về tiêu chảy là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiêu chảy dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận thức đầy đủ nhất về bệnh cũng như phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là gì là câu hỏi của khá nhiều người, chúng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đại tiện phân lỏng với tần xuất nhiều mà dân gian hay gọi là đi tướt, tào tháo đuổi.

Thường thì tiêu chảy được chia thành 3 dạng chính là tiêu chảy cấp (kéo dài vài ngày –vài tuần), tiêu chảy bán cấp (kéo dài trên 3 tuần), tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 1 tháng).

tiêu chảy là gì

Triệu chứng của tiêu chảy

Theo chia sẻ của các chuyên gia, tiêu chảy là một dạng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng của tiêu chảy khá điển hình bao gồm tình trạng đau bụng quặn thắt, đi đại tiện phân lỏng thường xuyên, thậm chí có lẫn máu, khát nước liên tục, ăn không ngon, bụng sôi liên tục,… Tuy nhiên, tùy thuộc từng nguyên nhân, dạng bệnh mà triệu chứng của bệnh tiêu chảy có sự khác nhau.

Ban đầu bệnh khởi phát bằng biểu hiện đi ngoài và nôn: tình trạng đau quặn bụng, hoặc đau lâm râm, không có cơn buồn đi ngoài, nhưng bỗng nhiên đau bụng và buồn đi tiêu và phải đi ngay lập tức, khi đi quan sát thấy phân lỏng dạng nước, mùi tanh. Nôn có thể xảy ra ngay sau khi đi đại tiện, dân gian còn gọi là “miệng nôn trôn tháo”. Do đại tiện và nôn liên tục nên người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng mất nước.

Sau khi đi đại tiện và nôn nhiều bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, hốc háo, da xanh tái, huyết áp tụ, mạnh nhanh, toàn thân rệu rã,…

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Đi ngoài ra máu

triệu chứng tiêu chảy

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp, có thể gặp ở mọi đối tượng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người trưởng thành, người cao tuổi. Ai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này, thậm chí chúng có thể khởi phát thành dịch. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy có thể gồm nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:

  • Bệnh nhân bị tiêu chảy nguyên nhân là virus: Một số virus gây tiêu chảy ở người phải kể đến như Rotavirus, Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus,…
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy nguyên nhân là do vi trùng: các loại vi trùng, vi khuẩn như S. aureus, Clostridium perfringens, Bacillus cereus, E. coli,…chúng thường có mặt ở những loại thực phẩm chế biến sẵn, bánh làm từ sữa, thực phẩm hâm nóng, trứng gia cầm, thịt chưa được chế biến kỹ, nguồn nước sử dụng không đảm bảo,…
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy nguyên nhân là ký sinh trùng: đây cũng là tác nhân gây tiêu chảy hàng đầu, có thể kể đến như  giardia lamblia, entamoeba histolytica,…chúng chủ yếu vào cơ thể người thông qua các loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống hằng ngày gây ra sự rối loạn tiêu hóa
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy nguyên nhân là do sử dụng thuốc: Một số bệnh nhân sử dụng các loại thuốc cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, hay nói cách khác đó là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc. Trong số đó phải kể đến các loại thuốc như cao huyết áp, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc phá thai, thuốc nhuận tràng,…
  • Tiêu chảy nguyên nhân do bệnh lý: bệnh nhân đang hoặc có tiền sử mắc các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn máu, giai đoạn cuối của giang mai, HIV, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,…

nguyên nhân tiêu chảy

Nguy hiểm khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy đôi khi chỉ là tình trạng sinh lý bình thường do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi đồ ăn lạ, hoặc rối loạn tiêu hóa. Nhưng đôi khi chúng cũng gây ra nhiều nguy hiểm nếu như không được can thiệp sớm.

Tiêu chảy thể nhẹ có thể hết sau 1-2 lần đi ngoài phân lỏng và tự khỏi. Tuy nhiên, nếu như bạn bị tiêu chảy liên tục, tần xuất đi nhiều, cơ thể mệt mỏi, xanh tái thì không nên chủ quan cần đi khám ngay để kịp thời xử lý.

Tình trạng “miệng nôn, trôn tháo” –biểu hiện của tiêu chảy nếu không được xử lý có thể gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải trầm trọng, có thể dẫn đến trụy tim mạch và tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Đi ngoài đau rát

cách điều trị tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy hiệu quả

Việc điều trị tiêu chảy khá đơn giản, thậm chí là không cần điều trị. Với những thể nhẹ chỉ cần sử dụng thuốc ổn định tiêu hóa là được, hoặc thậm chí là chỉ cần đi đại tiện vài lần có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đối với những thể nặng như tiêu chảy cấp thì bệnh nhân cần phải được can thiệp bằng các phương pháp bù điện giải, truyền dịch nhằm bổ sung lại lượng dịch đã mất trước đó, cân bằng thể trạng. Trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì cần được sử dụng kết hợp cùng kháng sinh. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn đang hết sức non nớt.

Cách phòng bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm, chúng ta không nên chủ qua, do đó, cần thực hiện chế độ sinh hoạt tốt để phòng ngừa bệnh tiêu chảy có hiệu quả. Hãy tập cho mình thói quen ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn, cần sử dụng nguồn nước đảm bảo trong ăn uống.

Ngay khi có các biểu hiện đi đại tiện kéo dài, mất nước thì cần chủ động đi khám để được tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định vì có thể gây nhờn thuốc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Với những thông tin trên đây hi vọng có thể giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về tiêu chảy là gì, có những biện pháp phòng chống hiệu quả, giảm thiểu những nguy cơ mà bệnh gây ra với sức khỏe. Mọi băn khoăn cần tư vấn thêm chúng ta có thể chọn Tư vấn trực tuyến hoặc gọi đến tổng đài  03.56.56.52.5203.59.56.52.52

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước