Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 21

Chia sẻ:

Mang thai là món quà kỳ diệu của tạo hóa chỉ dành riêng cho phụ nữ. Đây cũng là quá trình chứa đựng nhiều niềm vui, sự vất vả, cũng như tiềm ẩn nhiều thay đổi đến “ngỡ ngàng” từ chính sản phụ và thai nhi. Một số chia sẻ về thai nhi tuần 21 như: thai nhi 21 tuần là mấy tháng, có đạp nhiều không hay thai 21 tuần nên ăn gì, các chỉ số thai 21 tuần ra sao, mẹ bầu tăng được bao nhiêu kg ngay dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng này của các bé và những lời khuyên giúp hai mẹ con trải qua thời khắc đặc biệt này thật an toàn, trọn vẹn.

Hình ảnh của thai nhi tuần 21

  • Thai nhi tuần 21 sẽ có kích thước khoảng 26,7 – 28cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 360gr – 450gr với những đường nét rõ ràng hơn trên khuôn mặt như môi, mí mắt, lông mày, thậm chí những chồi răng nhỏ xíu đã hình thành bên dưới lợi.
  • Làn da vẫn còn nhăn nheo do lớp da này phát triển nhanh hơn phần mỡ nằm dưới da.
  • Trong phổi bắt đầu hình thành chất surfactant giúp phổi hít đầy không khí ngay khi trẻ chào đời.
  • Trong hình ảnh siêu âm đã xuất hiện các khoang tin và hệ thống mạch máu chính của tim và chúng sẽ tiếp tục phát triển cũng các bộ phận khác trong cơ thể trẻ.
  • Cuộc sống thai nhi tuần 21 dường như sôi động hơn, các mẹ sẽ có cảm nhận những lần thai máy do những cử động của các cơ ở tay, chân va chạm vào thành tử cung. Phần xương tai trong đã phát triển hoàn thiện nên né có thể lắng nghe được hầu hết âm thanh. Cảm xúc của mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng vì bé có thể phân biệt và cảm nhận những vui, buồn, tức giận… từ mẹ.
  • Hệ xương dần hoàn thiện và cứng cáp hơn, hãy bổ sung can-xi từ thực phẩm chức năng và các loại thực phẩm hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng dưỡng xhaats giúp bé phát triển bình thường.
  • Mùi vị của nước ối sẽ có sự thay đổi theo những thực phẩm mà mẹ chọn ăn trong thực đơn hàng ngày. Hệ thống tiêu hóa của bé dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài, do đó lượng phân su cũng tăng lên. Toàn bộ cơ thể bé sẽ được bao bọc bởi một chất trắng như mỡ gọi là gây để bảo vệ, đồng thời giúp bé dễ dàng di chuyển trong nước ối.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai

thai nhi 21 tuần tuổi

Cơ thể người mẹ thay đổi ra sao trong giai đoạn thai nhi tuần 21?

  • Thường gặp nhất là cảm giác khó chịu ở chân, đặc biệt là tình trạng chuột rút khi mang thai. Khi trong giai đoạn thai nhi tuần 21, thai phụ thường bị chuột rút ở phần bắp chân, các vùng cơ lân cận và có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả nửa đêm. Sự chèn ép của thai nhi hoặc thiếu hụt canxi, magie hoặc muối trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Phần bụng to lên, nhô cao và có thể dễ dàng quan sát.
  • Hội chứng ống cổ tay xuất hiện do nghẽn dịch quanh các dây thần kinh cổ tay, tác động lên các ngón tay cái và trở khiến bạn có cảm giác phần bàn tay bị châm chích, buồn mỏi tay.
  • Chứng đau đầu xuất hiện nhiều hơn và mức độ gia tăng trong vài tuần tiếp theo do sự thay đổi đột ngột của hormone nội tiết tố trong cơ thể người mẹ.
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, có màu trắng hoặc trong, lỏng và không mùi. Đây cũng là thời điểm vùng kín của các chị em rất dễ bị viêm nhiễm.
  • Bạn cũng sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn co thắt không đau chủ yếu diễn ra ở phần trên của tử cung để chuẩn bị sớm cho quá trình chào đời của bé khi kết thúc giai đoạn thai kỳ.
  • Tình trạng gian tĩnh mạch xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn.
  • Tuyến sửa bắt đầu tiết ra và có thể gây tắc ống dẫn sữa. Nếu thấy có những cục u cứng, đỏ và mềm khi chạm vào ngực hãy xoa bóp nhẹ nhàng, nếu thấy đau hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Quá trình phát triển của thai nhi

thai nhi tuần 21

Mẹ cần làm những gì khi đang trong giai đoạn thai nhi tuần 21?

– Bạn vẫn hãy nhớ tập duỗi thẳng người trước khi đi ngủ để giảm thiểu nguy cơ bị chuột rú trong giai đoạn này. Ngoài ra, đừng để đồ vật gì gần giường ngủ để tránh bị vấp ngã lỡ như bạn cần vội thức dậy lúc nửa đêm.

– Ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm thực phẩm, hãy uống đủ nước, không được để cơ thể mất nước hoặc quá nóng. Nếu thấy quá đau đầu hãy nằm thư giãn trong phòng tối và đắp lên mắt khăn ướt hoặc ăn một chút thức ăn nhẹ.

– Nếu cơn đau đầu kéo dài dai dẳng và đau tăng, thị lực suy giảm thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.

– Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

– Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để giúp thai nhi và sản phụ khỏe mạnh, giảm suy giãn tĩnh mạch, co rút cơ,….

– Đừng bỏ qua kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng và nhớ đánh dấu trên lịch. Dưới đây là một số xét nghiệm mẹ cần thực hiện để đảm bảo theo dõi chính xác sự phát triển và thay đổi ở cả mẹ, cung như trẻ để có hướng can thiệp sớm:

  • Đo cân nặng và huyết áp.
  • Kiểm tra nước tiểu để xác định lượng đường và đạm.
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 21 tuần.
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở.
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung).
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân.
  • Các triệu chứng mà mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
  • Mọi thắc mắc hoặc biểu hiện bất thường trong thai kỳ cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp xử lý đúng cách, kịp thời.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Thai bao nhiêu tuần thì máy

Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc toàn diện sức khỏe của bạn và con yêu trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Mọi thắc mắc liên quan đến thai nhi tuần 21, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc chat tại [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
vo-sinh-hiem-muon-o-nam-nu-gioi

Những thông tin cần nắm rõ của vô sinh hiếm muộn ở nam nữ

Mong ước có con là một mong ước bình dị và chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một số lý do nào đó mà có những […]

tri-tham-vung-kin

Trị thâm vùng kín – Nguyên nhân vùng kín của bạn bị thâm

Trị thâm vùng kín thế nào hiệu quả? Đây là băn khoăn mà rất nhiều chị em mong muốn tìm hiểu. Bởi lẽ tình trạng vùng kín thâm sạm không […]

duong-vat-chay-mu

Dương vật chảy mủ Tác hại khôn lường khi dương vật chảy mủ

Dương vật chảy mủ là một dấu hiệu bất thường ở dương vật mà nam giới cần phải hết sức lưu ý và thăm khám ngay khi gặp phải. Bởi […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước