Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi

Chia sẻ:

Bạn đang mang thai và muốn biết cân nặng của con mình mỗi lần đi siêu âm có đạt chuẩn không. Hãy cùng tham khảo bảng cân nặng của thai nhi theo tuần theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới đây để so sánh và đối chiếu về chiều cao và cân nặng của thai nhi có đạt chuẩn không nhằm có hướng điều chỉnh hợp lý và phù hợp nhé.

Mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau trong cơ thể mẹ và nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, tình trạng sức khỏe hay vấn đề dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai…

Cân nặng trung bình của thai nhi nếu đủ tháng thường là khoảng 3,5 – 3,7kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân).

Do đó, những mức chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi được đưa ra để đánh giá xem thai có phát triển tốt hay không.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

  • Từ tuần thứ 8 – 19 tuần, thai nhi được đo từ đầu đến mông: Lúc này, chân của thai nhi bị uốn cong nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến mông và được gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước và cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32, cân nặng của thai sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

=>> Xem thêm: Cách tính ngày dự sinh chính xác nhất cho mẹ bầu

bảng cân nặng của thai nhi theo tuần

Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần

Bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (The World Health Organization) được đo và tính theo từng tuần như sau:

Tuổi thai Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần thứ 8 1,6cm 1
Tuần thứ 9 2,3 cm 2
Tuần thứ 10 3,1 cm 4
Tuần thứ 11 4,1 cm 7
Tuần thứ 12 5,4 cm 14
Tuần thứ 13 7,4 cm 23
Tuần thứ 14 8,7 cm 43
Tuần thứ 15 10,1 cm 70
Tuần thứ 16 11,6 cm 100
Tuần thứ 17 13 cm 140
Tuần thứ 18 14,2 cm 190
Tuần thứ 19 15,3 cm 240
Tuần thứ 20 25,6 cm 300
Tuần thứ 21 26,7 cm 360
Tuần thứ 22 27,8 cm 430
Tuần thứ 23 28,9 cm 500
Tuần thứ 24 30 cm 600
Tuần thứ 25 34,6 cm 660
Tuần thứ 26 35,6 cm 760
Tuần thứ 27 36,6 cm 875
Tuần thứ 28 37,6 cm 1.000
Tuần thứ 29 38,6 cm 1.100
Tuần thứ 30 39,9 cm 1.300
Tuần thứ 31 41,1 cm 1.500
Tuần thứ 32 42,4 cm 1.700
Tuần thứ 33 43,7 cm 1.900
Tuần thứ 34 45 cm 2.100
Tuần thứ 35 46,2 cm 2.400
Tuần thứ 36 47,4 cm 2.600
Tuần thứ 37 48,6 cm 2.900
Tuần thứ 38 49,8 cm 3.000
Tuần thứ 39 50,7 cm 3.300
Tuần thứ 40 51,2 cm 3.500
Tuần thứ 41 51,5 cm 3.600
Tuần 42 51,7 3.700

Các mẹ bầu hãy đối chiếu các chỉ số của thai nhi ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu trên để kiểm tra sự phát triển về cân nặng và kích thước của con có đang phát triển tốt và theo đúng chuẩn hay không.

Song mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng khi kết quả cho thấy bé yêu của mình nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiều so với bảng cân nặng của thai nhi theo tuần được nêu ở trên. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ bầu biết khi nào nên bận tâm về cân nặng của thai nhi và tư vấn cho mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống giúp cải thiện cân nặng và kích thước của thai nhi theo đúng chuẩn.

=>> Xem thêm: Dấu hiệu chuyển dạ sớm và chuẩn nhất mẹ bầu đừng bỏ qua

bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi

Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Việc các mẹ theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần không chỉ là thước đo tham khảo để đánh giá sự phát triển toàn diện của con. Mà thực tế, sự quan sát này còn giúp các mẹ sớm phát hiện ra các chỉ số bất thường, để kịp thời thăm khám và nhận sự tư vấn, điều chỉnh từ các bác sĩ chuyên khoa.

Do đó, những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự an toàn của em bé, và sức khỏe của mẹ. Cụ thể như sau:

– Nếu cân nặng thai nhi có sự chênh lệch quá lớn so với bảng tiêu chuẩn, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng.

Bởi cân nặng thai nhi quá to sẽ cảnh báo mắc phải một số bệnh lý ngay từ khi còn trong bụng mẹ như: tiểu đường, béo phì… Đồng thời, khi thai quá lớn có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, sinh nở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

– Ngược lại, nếu kết quả siêu âm so với bảng cân nặng chuẩn chênh lệch nhau 3cm về chiều dài thai nhi, thì mẹ bầu cũng cần thực hiện thêm một vài kiểm tra, xét nghiệm khác, để bác sĩ có những đánh giá và hướng điều chỉnh hợp lý trong chế độ dinh dưỡng, lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi…

Bởi thai nhi phát triển kém cả về cân nặng và kích thước, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như: sảy thai, sinh non, thai lưu…

Nếu em bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị  suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, sức đề kháng sẽ kém hơn, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là các yếu tố quan trọng nhất có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cụ thể là:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Cân nặng và kích thước của thai nhi có thể bị di truyền từ bố, mẹ, ông, bà và người thân ruột thịt trong gia đình.
  • Sức khỏe của chính người mẹ: Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn và nặng cân hơn so với các bà bầu bình thường.
  • Vóc dáng và thể tạng của mẹ bầu: Đa phần những bà mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những bà mẹ có vóc dáng còi bé.
  • Mức tăng cân trong thai kỳ: Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít hoặc không tăng cân trong thai kỳ thì thai nhi có thể bị thiếu cân và suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều thì thai nhi có thể tăng trưởng vượt chuẩn khiến mẹ bầu có nguy cơ phải sinh mổ.
  • Thứ tự sinh con: Thông thường thì con thứ thường lớn hơn con đầu. Song nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần nhau thì con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
  • Số lượng bào thai: Nếu mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng của từng bé thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn là bình thường.

cân nặng chuẩn của thai nhi

Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn

Để đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh, phát triển một cách toàn diện với các chỉ số ở ngưỡng an toàn nhất. Các mẹ cần lưu ý một số vấn đề được chia sẻ ở dưới đây:

  • Hãy kiểm soát cân nặng của bản thân thật tốt. Để làm được điều đó, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, và nghỉ ngơi hợp lý. Với các mẹ mang thai bình thường, nên tăng từ 10 – 12kg trong suốt thai kỳ. Với các mẹ đa thai, có thể tăng từ 16 – 20kg.
  • Mẹ bầu nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đường. Nên sử dụng thức ăn có hàm lượng calo thấp.
  • Duy trì các bài tập vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga…
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Trong suốt thai kỳ nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Nên thực hiện siêu âm định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhận biết những bất thường ở kích thước, cân nặng của trẻ để được bác sĩ tư vấn cách điều chỉnh phù hợp.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu cho thấy, sự phát triển, cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như: tuổi của mẹ, chiều cao, tình dục, yếu tố di truyền…

Các vấn đề phát triển bất thường cân nặng thai nhi so với tuổi thai

Mức độ phát triển của thai nhi ở mỗi giai đoạn là không giống nhau. Vì vậy, những con số trong bảng cân nặng thai nhi trên chỉ mang tính tham khảo.

Đôi khi cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc gần bằng so với cân nặng chuẩn là bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Điều cần làm trong trường hợp này là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và giàu chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh căng thẳng, cũng như tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

Nếu sau siêu âm, bác sĩ cho biết rằng, thai nhi của bạn có chiều dài dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là thai đang lớn hơn so với tuổi thai. Thai quá lớn có thể khiến thai phụ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con?

Ngoài ra, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: béo phì, tiểu đường, các bệnh về tiêu hóa, nguy cơ mắc ung thư…

Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm một vài xét nghiệm để kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân nhằm có cách điều chỉnh cho phù hợp.

Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Nếu trên kết quả siêu âm, so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm tức là bé đang có dấu hiệu kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ so với chuẩn sẽ khiến bé sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ mắc bệnh khiến sức khỏe không được đảm bảo.

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Thai phụ có thể phải làm xét nghiệm để kiểm tra chức năng nhau thai nhằm đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi không, kiểm tra xem dây rốn có bất thường không.

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thai phụ về chế độ dinh dưỡng có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh phù hợp.

Vai trò của việc theo dõi cân nặng thai nhi

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có tâm lý sợ thai bị bé, thai có cân nặng không đạt chuẩn nên thường có xu hướng bồi bổ quá mức khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đếntrong quá trình sinh đẻ và sự phát triển của trẻ sau này.

Ngoài ra, trong thai kỳ, một số mẹ bầu thường bị ốm nghén nên thường có cảm giác chán ăn, cơ thể không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng bào thai.

Việc theo dõi cân nặng thai nhi là cực kì quan trọng giúp mẹ an tâm và thấu hiểu được sự phát triển của con. Đồng thời thực hiện một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý trong cả thai kỳ giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển về cả trí não và thể chất tốt hơn, vừa giúp sức khỏe mẹ ổn định và tránh các biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh đẻ.

bảng cân nặng thai nhi

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh?

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh? trở thành chủ đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm, nhất là các chị em khi lần đầu làm mẹ. Bởi tâm lý chung, ai cũng mong muốn em bé được phát triển một cách toàn diện, đạt chuẩn cả về cân nặng và chiều cao.

Vì vậy, ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh? dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Ăn nhiều hải sản, cá: Dưỡng chất có trong các loại tôm, cua, cá hồi, cá chép… không chỉ chứa nhiều protein mà còn chứa hàm lượng lớn acid béo omega 3, cùng hàng nghìn dưỡng chất khác, giúp thai nhi khỏe mạnh, tăng cân và phát triển trí não rất tốt.
  • Sữa tiệt trùng: Thường xuyên uống sữa đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung canxi và các dưỡng chất cho thai nhi tăng cân nhanh.
  • Trứng: Trứng có chứa rất nhiều protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu, vì vậy mẹ bầu đừng quên sử dụng trứng trong bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa, mẹ bầu ăn trứng sẽ hấp thu vào con nhiều hơn, nên các mẹ không cần lo lắng đến việc tăng cân nhé.
  • Rau xanh và trái cây tươi: Đừng bỏ qua các loại rau xanh lá, hoa quả tươi như: đu đủ, cam, bưởi, nho… Đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài việc tìm hiểu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh? thì mẹ bầu cũng nên chia nhỏ bữa ăn, đồng thời tăng khẩu phần ăn trong mỗi bữa.

Việc tăng khẩu phần ăn, cần hết sức thận trọng với nguy cơ tiểu đường thai kỳ, hạn chế ăn quá nhiều muối để tránh bị phù tay chân. Nên uống nhiều nước và nói không với các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…

Ngoài ra, để con tăng cân nhanh, các mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách an toàn, hợp lý nhất.

Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như thế nào?

Trong suốt thai kỳ, không chỉ cân nặng của thai nhi mà cả cân nặng của mẹ bầu cũng cần phải được chú trọng quan tâm.

Theo một số nghiên cứu, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển cân nặng lẫn chiều dài của thai nhi.

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu tăng cân quá nhiều tức là có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao và khả năng phải sinh mổ là rất cao do thai quá to. Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi không đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển dễ dẫn đến sinh non.

Do đó, trong cả thai kỳ, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển toàn diện, đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn.

Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc vận động, hay vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục như đi bộ, yoga, đi bơi… để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai thì có thể tăng khoảng 16 – 20 kg.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 – 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng thai phụ đang thiếu cân thì phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn thì chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3 kg/tuần.

Đặc biệt, một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự tăng trưởng của thai nhi ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi tuổi mẹ, chiều cao, cân nặng và tình dục…

Vì vậy, để con phát triển toàn diện thì phụ nữ nên mang bầu dưới 35 tuổi, trong quá trình mang thai thì cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt và thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là bảng cân nặng của thai nhi theo tuần mà các mẹ bầu có thể tham khảo. Nếu còn có thắc mắc gì về các vấn đề thai kỳ và sức khỏe sinh sản, hãy gọi điện thoại đến đường dây nóng: 03.56.56.52.52 hoặc CLICK TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
vo-sinh-hiem-muon-o-nam-nu-gioi

Những thông tin cần nắm rõ của vô sinh hiếm muộn ở nam nữ

Mong ước có con là một mong ước bình dị và chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một số lý do nào đó mà có những […]

tri-tham-vung-kin

Trị thâm vùng kín – Nguyên nhân vùng kín của bạn bị thâm

Trị thâm vùng kín thế nào hiệu quả? Đây là băn khoăn mà rất nhiều chị em mong muốn tìm hiểu. Bởi lẽ tình trạng vùng kín thâm sạm không […]

duong-vat-chay-mu

Dương vật chảy mủ Tác hại khôn lường khi dương vật chảy mủ

Dương vật chảy mủ là một dấu hiệu bất thường ở dương vật mà nam giới cần phải hết sức lưu ý và thăm khám ngay khi gặp phải. Bởi […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước