Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Bệnh mề đay có nguy hiểm? Điều trị bệnh mề đay đúng hiệu quả nhất

Chia sẻ:

Bệnh mề đay (còn gọi là mày đay), là một dạng bệnh lý da liễu phổ biến. Rất nhiều người gặp phải tình trạng này, ngoài cảm giác ngứa dữ dội, bệnh này còn có thể gây ra nhiều biến chứng rất đáng tiếc đến sức khỏe người bệnh. Những thông tin liên chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết chính xác: bệnh mề đay có nguy hiểm?

Giúp bạn nhận diện chính xác bệnh mề đay

Bệnh mề đay đúng như tên gọi, chỉ tình trạng trên da xuất hiện các nốt ngứa ban đầu chỉ xuất hiện ở vùng da nhỏ, sau đó sẽ lan rộng ra thành mảng nốt to, thậm chí lan khắp cơ thể.

Chúng có màu sắc và hình dáng khác biệt với rất rõ rệt với các vùng da bình thường. Ngứa là triệu chứng đặc trứng nhất của bệnh lý này, càng gãi càng lan rộng vị trí mề đay.

Mề đay có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng thường gặp hơn trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh và những người trong độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ bệnh sang người khỏe mạnh, tuy nhiên có thể di truyền sang con (chiếm khoảng 45% nguyên nhân gây bệnh).

Bệnh này có thể bắt gặp nhiều nhất trên các vùng da sau trên cơ thể: mặt, mông, chân, tay, cổ và một số vị trí có da non (vùng da nhạy cảm) trên cơ thể.

Vậy, những dấu hiệu nào giúp bạn biết bản thân có đang bị bệnh mề đay hay không?

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, thường có màu đỏ hoặc trắng.
  • Kích thước các nốt mề đay lớn, nhỏ khác nhau.
  • Cảm giác ngứa ngáy ở mề đay có thể khiến bạn gãi không ngừng, càng gãi càng ngứa và thường thấy xuất hiện vào ban đêm, vùng cổ, tay, chân, bụng hoặc lưng.
  • Trên da nổi hằn lên các nốt ngứa và dễ bị viêm khi gãi, vuốt ve hoặc cọ xát.

Một số triệu chứng ít gặp hơn gồm có:

  • Nổi mụn nước li ti, vỡ ra sẽ chảy dịch và lan tới những vùng da lân cận.
  • Vùng da nổi mề đay bị trầy xước, tổn thương, viêm nhiễm thậm chí hoại tử.
  • Khó thở, sốc phản vệ do khí quản, thanh quản của người bệnh bị thu hẹp.

Hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy có những triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, niêm mạc ở vùng miệng, lưỡi, cổ họng hay môi sưng to, cơ thể đổ mồ hôi, lạnh người, loạn nhịp tim, khó thở, ngất xỉu,…

>> Xem thêm: Bệnh da liễu thường gặp

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Rất nhiều người có suy nghĩ bệnh mề đay chỉ là bệnh ngoài da, sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát nhiều lần và trở thành bệnh lý mãn tính.

Khi gặp một số yếu tố thuận lợi, bệnh sẽ kéo theo nhiều biến chứng đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

Gây phản ứng sốc phản vệ: 

  • Đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mề đay, nó có liên quan đến tim và phổi.
  • Khi cơ thể phản ứng với những tác nhân gây bệnh sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở hay ngạt thở, da tím tái, suy hô hấp do ống phế quản bị co thắt lại.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng:

  • Đặc biệt là trẻ nhỏ khi mắc bệnh thường xuyên gãi tại các vùng bị nổi ban đỏ đến mức gây tổn thương da, nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn.

Chứng phù mạch:

  • Hiện tượng này thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện nghiêm trọng hơn so với phát ban bình thường và thường kéo dài từ 1 – 3 ngày.
  • Người bệnh khi gặp phải biến chứng này thì các mạch máu, huyết quản dưới da bị sưng phù lên, thường xuất hiện ở mí mắt, môi và đôi khi là trong miệng gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân.

Suy nhược cơ thể:

  • Tình trạng ngứa thường xuyên và liên tục cả ngày lẫn đêm sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và trầm cảm.

Từ những phân tích ở trên cho thấy, việc điều trị bệnh mề đay là rất cần thiết đối với tất cả mọi trường hợp. Tuyệt đối bạn không nên chủ quan, bỏ qua giai đoạn khởi phát của bệnh, nhằm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tình trạng tái phát về sau.

dieu-tri-me-day-như-nao-dung-cach》》Xem thêm: Đau rát hậu môn bôi thuốc gì?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng

Điều trị bệnh mề đay như thế nào đúng cách?

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh mề đay chưa có thuốc điều trị bệnh dứt điểm. Chỉ cần sức khỏe yếu, sức đề kháng suy giảm, gặp phải yếu tố thuận lợi khác thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Điều trị triệu chứng vẫn là hướng khắc phục hiệu quả nhất đối với bệnh lý này.

Thuốc Tây y dạng uống, thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc tiêm sẽ được chỉ định linh hoạt trong quá trình điều trị bệnh. Cơ chế hoạt động của thuốc Tây y là đi vào cơ thể và chặn đứng quá trình sản sinh độc tố của hệ miễn dịch. Một số nhóm thuốc chữa mề đay có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Chlopheniramin, loratadine…
  • Thuốc Glucocorticoide: Prednisone, methylprednisolon…
  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoide: Eeumovate…

LƯU Ý: Thuốc kháng sinh luôn là con dao hai lưỡi. Do đó, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Việc lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát này, đồng thời gia tăng gánh nặng cho gạn thận khi phải hoạt động quá tài để đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó, gia tăng nguy cơ suy gan, suy thận, rối loạn tiêu hóa.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình điều trị bệnh mề đay.

* Bên cạnh việc chủ động thăm khám và chữa trị bệnh theo đúng phác đồ, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản giúp phòng bệnh an toàn:

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học:

  • Tránh chà sát hay sử dụng xà bông độc hại khi có triệu chứng ngứa.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái.
  • Ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Đối với thời tiết lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh. Thời tiết nóng nên ăn mặc thoáng mát, quần áo chất liệu thấm hút tốt.
  • Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần theo hướng dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Chế độ ăn uống hợp lý:

  • Nên sử dụng thêm các thực phẩm giúp giải nhiệt như: bí đao, đậu phụ, mướp đắng, củ cải…
  • Bổ sung thêm các loại nước ép như: cà rốt, cam, bưởi, mật ong, trà xanh…
  • Tránh ăn các thực phẩm giàu đạm, dễ gây dị ứng cho đến khi khỏi bệnh, đặc biệt là các loại hải sản như tôm, cua…
  • Kiêng các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như: rượu, trà, cà phê hoặc thuốc lá
  • Thức ăn cần được nấu nhạt và cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

Mọi thắc mắc về bệnh mề đay có nguy hiểm? hãy chia sẻ với chúng tôi qua Hotline: 03.56.56.52.52 – 024.33.99.52.52 hoặc [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tư vấn chi tiết, nhanh chóng.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước