Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Chia sẻ:

Phần lớn thời gian mang thai, bé cưng sẽ quay mông hướng xuống tử cung của mẹ. Chỉ vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi mới quay đầu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình. Tuy nhiên, rất nhiều thai phụ thường băn khoăn rằng: thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu

Từ lúc thành hình đến khi phát triển đầy đủ các cơ quan, hầu hết thai nhi đều nằm hướng mông về phía tử cung của mẹ. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ, thai nhi sẽ quay đầu ngược lại. Tùy thuộc vào số lần sinh con, tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu, thời điểm thai nhi quay đầu cũng sẽ khác nhau. Vậy, thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Khoảng bao lâu sau quay đầu thì sinh? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, đến tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có khoảng 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% trường hợp như vậy ở tuần 40.

Ngôi thai ngược là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ bầu được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.

Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Chẳng hạn, với những mẹ mang thai lần đầu, thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi có thể chờ đến tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Những trường hợp thai nhi quay đầu sớm có thể diễn ra vào tuần thai 28.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Quá trình phát triển của thai nhi

thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu

Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Thai nhi quay đầu là một dấu mốc quan trọng mà bất cứ người mẹ nào cũng mong đợi. Bởi việc em bé quay đầu đúng thời điểm, sẽ giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng, thuận lợi và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trong lúc sinh nở.

Vậy khi nào thai nhi quay đầu? Thai 29 tuần đã quay đầu chưa là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm hiện nay.

Theo các bác sĩ, thời điểm thai nhi quay đầu ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, với các trường hợp người mẹ mang thai lần đầu, thai nhi có xu hướng quay đầu sớm từ tuần 30 – 35 của thai kỳ.

Còn những chị em mang thai lần thứ 2, thứ 3 thì thời điểm thai nhi quay đầu thường là những tháng cuối thai kỳ. Nhưng vẫn có không ít trường hợp ngôi thai thay đổi sớm hoặc muộn hơn so với thời gian dự tính.

Với chị em mang thai 29 tuần đã quay đầu chưa thì cũng có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có >80% các trường hợp chị em mang thai được ghi nhận thai nhi đã quay đầu ở tuần thứ 28 – 29 của thai kỳ.

Gần 20% các trường hợp còn lại có thể thai nhi sẽ quay đầu sớm, muộn hoặc không quay đầu – hay còn được gọi là ngôi thai ngược.

Không những thế, có rất nhiều thai phụ mang thai ở tuần thứ 24 – 25 của thai kỳ cũng được bác sĩ thông báo, thai nhi đã quay đầu sau mỗi lần siêu âm. Điều này cũng không đáng lo ngại nếu như bác sĩ cho biết em bé vẫn phát triển bình thường.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu

Ngoài việc được bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe, sự phát triển của thai nhi ở mỗi lần khám thai, thì thai 29 tuần đã quay đầu chưa? các mẹ cũng có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu ở dưới đây:

– Dựa vào vị trí thai máy hay các hoạt động của tay, chân thai nhi trong bụng mẹ cũng sẽ sớm cho bạn biết thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

– Nếu như các cử động thai thường xảy ra ở vùng rốn, bụng mẹ có dấu hiệu nặng nề, nhọn về phía trước thì khả năng thai nhi đã quay đầu. Ngược lại, nếu thường xuyên xuất hiện các cú đạp ở vùng bụng dưới thì khả năng là bé vẫn chưa xoay đầu.

Đó chỉ là những dấu hiệu nhận biết qua cảm nhận thai máy, nên chỉ mang tính tương đối. Để biết chính xác thai 29 tuần đã quay đầu chưa? tốt nhất các mẹ nên khám thai định kì và tuân thủ đúng theo các chỉ định, lời khuyên từ bác sĩ.

Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu của sinh sớm

Như đã nhắc đến ở trên, một số trường hợp đặc biệt thai nhi có thể quay đầu ở tuần thứ 24 – 25 của thai kỳ. Nhưng không phải cứ thai nhi quay đầu sớm là dấu hiệu của sinh sớm.

Bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm em bé ra đời sớm, muộn hay đúng lúc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Hơn nữa, quá trình chuyển dạ thật hay giả sẽ cần căn cứ vào các dấu hiệu khác như: cơn gò tử cung, rỉ ối, ra dịch màu hồng ở âm đạo, phù nề chân tay, đau bụng dưới…

Nếu thai nhi quay đầu sớm và kèm theo các biểu hiện ở trên đến cùng lúc, tốt nhất chị em nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng xử trí kịp thời, an toàn.

Rắc rối khi thai nhi không quay đầu

Bắt đầu từ tuần 32-34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này vẫn có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Khoảng tuần thứ 34-36, thai nhi có xu hướng tiến về một vị trí cố định. Càng gần cuối thai kỳ, khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp.

Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ, còn gọi là ngôi sau, mẹ đều có nguy cơ gặp phải các rắc rối như: thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội không liên quan đến các cơn gò tử cung, có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.

tại sao thai nhi không quay đầu

Làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Rất nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau về những phương pháp giúp thai nhi quay đầu hoặc ở đúng vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Tuy chưa được kiểm chứng cụ thể, nhưng đa phần những phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Chị em có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Phụ nữ mang thai nên tập thể dục: ưu tiên những bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh. Một nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập những bài thể dục này 2 lần/tuần cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
  • Nằm đúng thư thế: Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có biết tư thế nằm của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu?
  • Yoga là bộ môn cực tốt cho sức khỏe mẹ bầu, vừa giúp duy trì sự khỏe mạnh, vừa giảm bớt căng thẳng lo âu, lại còn hỗ trợ rút ngắn quá trình vượt cạn.

Nhiều người cho rằng, khi mẹ bầu nằm ngửa, thai nhi khó có thể quay đầu về phía hông. Chỉ khi mẹ nằm nghiêng, bé mới có thể xoay người. Chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này, nhưng so với nằm ngửa, nằm nghiêng cũng mang lại lợi ích nhiều hơn do hạn chế được nguy cơ thai nhi chèn vào dây thần kinh của cột sống.

Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ hoặc giúp bạn thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai trong điều kiện thích hợp. Tốt nhất, nếu đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, mẹ bầu nên đi khám thai đúng lịch để được các bác sĩ tư vấn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược: Người mẹ có khung chậu hẹp, nhau thai nằm không đúng vị trí, dị dạng tử cung. Những hiện tượng bất thường cũng có thể xảy ra khi thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung, hoặc dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi. Ngoài ra, ngôi thai ngược cũng xảy ra khá thường xuyên trong những trường hợp sinh non.

Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh

Khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ, việc nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa. Hoặc thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh là vấn đề được các mẹ đặc biệt quan tâm, nhằm xác định sớm được thời gian sinh, phương pháp sinh thường hay sinh mổ, để có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi em bé ra đời.

Thông thường, bắt đầu từ giữa tuần 29 đến 32 tuần, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khi thai nhi quay đầu ở thời điểm này, cho thấy đó là ngôi thai thuận và mẹ có thể sinh thường.

Ngược lại, có những trường hợp ngôi thai ngược, tức là thai nhi không quay đầu, thì thai phụ sẽ được tư vấn sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Vậy thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? Lý giải về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ cho bạn biết chính xác về thời điểm thai nhi quay đầu.

Tuy nhiên, dựa vào thời điểm này chỉ có thể dự kiến được khoảng thời gian em bé chào đời, chứ rất khó để đưa ra một thời điểm cụ thể mà mẹ sinh em bé.

Bởi cũng có nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần 20 của thai kỳ, cũng có một số trường hợp thai nhi sẽ quay đầu khi mẹ bước sang tuần 37, hoặc có hiện tượng chuyển dạ.

Như vậy, hiện tượng thai nhi quay đầu rất khó để xác định được thời gian sinh chính xác, mà chỉ giúp thai phụ biết được em bé có thể chào đời với vị trí thuận lợi nhất.

Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm mẹ bầu được bác sĩ thông báo thai nhi đã quay đầu với ngôi thai thuận, thì bạn cần chú ý đến các vấn đề sinh hoạt hàng ngày.

Thời điểm này, bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn.

Đồng thời, mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, để được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp với thai ngôi đầu.

Trên đây là những chia sẻ thông tin về thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu. Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc toàn diện sức khỏe của bạn và con yêu trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
vo-sinh-hiem-muon-o-nam-nu-gioi

Những thông tin cần nắm rõ của vô sinh hiếm muộn ở nam nữ

Mong ước có con là một mong ước bình dị và chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một số lý do nào đó mà có những […]

tri-tham-vung-kin

Trị thâm vùng kín – Nguyên nhân vùng kín của bạn bị thâm

Trị thâm vùng kín thế nào hiệu quả? Đây là băn khoăn mà rất nhiều chị em mong muốn tìm hiểu. Bởi lẽ tình trạng vùng kín thâm sạm không […]

duong-vat-chay-mu

Dương vật chảy mủ Tác hại khôn lường khi dương vật chảy mủ

Dương vật chảy mủ là một dấu hiệu bất thường ở dương vật mà nam giới cần phải hết sức lưu ý và thăm khám ngay khi gặp phải. Bởi […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước