Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là chỉ định y khoa quan trọng và rất cần thiết, nhằm giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, gan mật, đường huyết… Tuy nhiên, ít ai có thể biết được các chỉ số trong xét nghiệm cho biết điều gì về tình trạng sức khỏe? Do đó, để giúp bạn hiểu một cách cơ bản nhất về ý nghĩ của các chỉ số trong xét nghiêm tổng phân nước tiểu là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin ở ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1 Nước tiểu được hình thành từ đâu?
- 2 Bạn hiểu gì về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
- 3 Khi nào bạn nên làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
- 4 Quy trình thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
- 5 Chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong trường hợp nào?
- 6 Có thể nhận biết được điều gì thông qua màu sắc của nước tiểu?
- 7 Ý nghĩa các chỉ số trong tổng phân tích nước tiểu mà bạn nên biết?
Nước tiểu được hình thành từ đâu?
Hệ tiết niệu gồm các bộ phận thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, đảm nhận chức năng cân bằng nước và điện giải, điều hòa huyết áp, tạo máu và điều hòa chuyển hóa canxi-photpho, đồng thời loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Nước tiểu chính là kết quả “làm việc” của hệ bài tiết, thường vô trùng và được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo.
Cụ thể, nước tiểu được hình thành với quá trình chuyển hóa như sau:
- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận. Với một người có sức khỏe bình thường, mỗi ngày thận sẽ lọc khoảng hơn 1400 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu.
- Nhưng thực tế, nhờ có quá trình tái hấp thu lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-… mà lượng nước tiểu được tạo thành chỉ khoảng 1 – 1,5 lít.
- Sau đó, nước tiểu theo niệu quản được tập trung tại bàng quang. Khi nước tiểu đạt đến ngưỡng nhất định tại đây, sẽ tạo cảm giác muốn đi tiểu.
Tất cả các quá trình này đều diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức. Lúc này, nước tiểu sẽ qua đường niệu đạo và được bài tiết ra ngoài.
Bạn hiểu gì về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được sử dụng để phát hiện một loạt các rối loạn ở đường tiểu, gan, mật, thận và đái tháo đường, phát hiện sớm ngộ độc thai nghén…
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bao gồm kiểm tra sự hiện diện, nồng độ các chất trong nước tiểu.
=>> Xem thêm: Thực hiện làm xét nghiệm máu để làm gì?
Khi nào bạn nên làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm cơ bản được bác sĩ chỉ định ở nhiều trường hợp khác nhau như:
- Kiểm tra sức khoẻ tổng thể của bạn.
- Chẩn đoán bệnh.
- Để theo dõi tình trạng sức khoẻ.
Bạn nên quan sát và theo dõi nước tiểu hàng ngày. Nếu thấy nước tiểu có màu và mùi khác lạ, vẩn đục, xuất hiện bọt khí, đặc sánh hơn bình thường, đi kèm theo đó là các biểu hiện đau buốt, cơ thể mệt mỏi… Bạn cần gặp bác sĩ ngay và tiến hành xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
=>> Xem thêm: Thời gian xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả ngay
Quy trình thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm phổ biến và thường được thực hiện nhằm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn có liên quan đến thận, bệnh tiểu đường cũng như bệnh nhiễm trùng đường tiểu…
Thông qua các chỉ số thu được trong quá trình thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, sẽ cho bạn thấy được sự hiện diện, nồng độ, các chất trong nước tiểu như: quan sát đại thể (màu sắc nước tiểu), xét nghiệm bằng việc nhúng que thử nước tiểu.
Sau đó, kết quả sẽ được so sánh sự biến đổi màu sắc trên que với bảng màu chuẩn, phân tích các thông số có trong nước tiểu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được thực hiện với các bước như sau:
– Bước 1:
- Lấy mẫu nước tiểu (Nên lấy vào buổi sáng, trước khi ăn sáng)
- Người khám được hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu cho vào ống xét nghiệm 5 – 10ml nước tiểu.
- Mẫu nước tiểu được bảo quan và chuyển đến nơi tiến hành kỹ thuật tổng phân tích nước tiểu.
– Bước 2: Thực hiện phân tích:
- Phân tích với máy tự động: Bệnh phẩm được phân tích trên máy theo chương trình của máy.
- Với máy bán tự động: Nhúng ướt toàn bộ thanh thử vào nước tiểu. Đặt thanh thử vào khay đựng test. Máy sẽ tự phân tích và in ra kết quả.
Kết quả sau khi được đánh giá sẽ được chuyển vào phần mềm quản lý dữ liệu hoặc vào sổ lưu kết quả (tùy thuộc vào điều kiện của phòng xét nghiệm).
Sau đó trả kết quả cho người khám, và bác sĩ sẽ là người đọc kết quả cũng như giải thích, tư vấn các hướng điều trị (nếu cần thiết).
Lưu ý: Để kết quả tổng phân tích nước tiểu chính xác, người khám cần lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm tránh ăn các thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, không tập thế dục quá sức.
Chị em phụ nữ không xét nghiệm khi đang hoặc gần bắt đầu chu kì kinh nguyệt. Đồng thời, mọi người nên thông báo cho bác sĩ loại thuốc đang uống hoặc tiền sử bệnh lý (nếu có.)
Chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong trường hợp nào?
Chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là bước kiểm tra rất quan trọng, nhằm giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe và xác định một số bệnh lý quan trọng.
Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong các trường hợp sau:
- Khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát.
- Thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trước khi phẫu thuật, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan…
- Chỉ định kiểm tra nước tiểu khi có các triệu chứng: rối loạn tiểu tiện, đau bụng, đi tiểu ra máu hoặc các triệu chứng khác có liên quan đến hệ tiết niệu.
- Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý liên quan đến thận, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường…
- Thử thai, khám thai định kỳ đối với chị em trong thời kỳ mang thai.
Có thể nhận biết được điều gì thông qua màu sắc của nước tiểu?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, quan sát màu sắc nước tiểu cũng chính là biện pháp giúp bạn sớm nhận biết những thay đổi bất thường có thể đang diễn ra trong cơ thể. Để từ đó chủ động trong việc thăm khám và điều trị.
Thông thường, với người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, trong suốt hoặc hơi sẫm. Nhưng khi bạn quan sát thấy màu sắc nước tiểu có sự thay đổi, tuyệt đối không nên chủ quan bởi những lý do sau:
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ nhạt: Có thể do ảnh hưởng của một số thực phẩm mà bạn đã ăn như: củ dền, quả việt quất… Tuy nhiên, nếu nhận thấy nước tiểu có màu hồng ngay cả khi không ăn các món có liên quan đến màu sắc này, thì bạn cần đặc biệt chú ý, bởi đây có thể là dấu hiệu của khối u bàng quang hoặc thận.
- Nước tiểu có màu vàng sậm, nâu: Là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cơ thể mất nước hoặc cũng có thể là biểu hiện của chứng xuất huyết trong thận, cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
- Nước tiểu có màu xanh lá: Điều này có thể xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều măng tây, hoặc các sản phẩm có tẩm phẩm màu.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng các đồ ăn đó, thì rất có thể hiện tượng nước tiểu màu xanh lá sẽ cảnh báo nhiễm khuẩn proteus – một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sỏi thận.
Nhìn chung, sự thay đổi về màu sắc nước tiểu có thể cảnh báo rất nhiều bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn. Vì thế việc quan sát bằng mắt thường, nhận biết sớm sự thay đổi và thăm khám kịp thời là rất cần thiết.
Bạn tuyệt đối không nên chủ quan, bởi một khi trong nước tiểu có chứa máu, hay lượng đường tăng cao… thì mắt thường không thể quan sát, mà cần phải thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Chính vì thế, việc kiểm tra sức khỏe và tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu là rất cần thiết đối với mỗi người.
Ý nghĩa các chỉ số trong tổng phân tích nước tiểu mà bạn nên biết?
Như bạn đã biết, thông qua các chỉ số ở xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ cho bác sĩ biết được vấn đề sức khỏe của bạn đang ở giai đoạn nào? Để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nhất.
Tuy nhiên, thực tế nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, bạn hoàn toàn có thể biết được cơ bản thông qua các chỉ số phân tích trong xét nghiệm ngay cả khi bạn không có chuyên môn.
Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu:
Glucose (GLU)
- Chỉ số cho phép của glucose là 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
- Khi chỉ số glucose cao thì khả năng bạn đã mắc các bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp, các bệnh lý về thận.
Bạch cầu (LEU)
Chỉ số của tế bào bạch cầu có trong nước tiểu bình thường từ 10 – 25 Leu/UL.
- Khi chỉ số bạch cầu tăng là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang…
Hồng cầu (ERY)
- Chỉ số cho phép của hồng cầu trong nước tiểu là 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.
- Nếu lượng hồng cầu cao thì bạn có thể đã mắc các bệnh về thận hoặc hệ tiết niệu.
Protein (PRO)
- Chỉ số protein cho phép trong nước tiểu là trace (không sao); 7,5-20mg/dL hoặc 0,075-0,2 g/L.
- Chỉ số protein bất thường là biểu hiện của các bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay nước tiểu có bị nhiễm trùng không.
Nitrit (NIT)
- Chỉ số nitrit cho phép trong nước tiểu là 0.05-0.1 mg/dL.
- Các chỉ số nitrit thay đổi cảnh báo vi khuẩn có thể đang tấn công cơ thể.
Độ pH của nước tiểu (pH)
- Bình thường độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 – 8,5.
- Nếu độ pH = 4 nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh,
- pH = 9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ.
Bilirubin (BIL)
- Chỉ số cho phép trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.
- Lượng Bilirubin tăng là dấu hiệu của các bệnh lý ở gan và túi mật.
Thể ceton (KET: ketonic bodies)
- Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
- Thể ceton xuất hiện bất thường trong nước tiểu khi: nhiễm ceton do đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, nôn mửa.
Urobilinogen (UBG)
- Chỉ số cho phép là 0,2-1,0 mg/dL hoặc 3,5-17 mmol/L.
- Khi urobilinogen tăng lên bất thường sẽ là dấu hiệu cảnh báo bệnh: Xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, tắc ống mật chủ, suy tim xung huyết có vàng da…
Acid ascorbic
- Acid ascorbic là một loại vitamin cần thiết của cơ thể, hỗ trợ hoạt động xương khớp, mạch máu và tăng sức đề kháng.
- Nếu trong nước tiểu lượng Acid ascorbic quá chỉ số cho phép 5-10 mg/dL hoặc 0,28-0,56 mmol/L thì có thể xác định các bệnh lý về chức năng thận.
Trên đây là một vài ý nghĩa cơ bản nhất về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, được các bác sĩ chuyên khoa cung cấp. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được kiến thức cơ bản nhất, từ đó hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 để được tư vấn sớm nhất.
Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành
Những thông tin cần nắm rõ của vô sinh hiếm muộn ở nam nữ
Mong ước có con là một mong ước bình dị và chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một số lý do nào đó mà có những […]
Trị thâm vùng kín – Nguyên nhân vùng kín của bạn bị thâm
Trị thâm vùng kín thế nào hiệu quả? Đây là băn khoăn mà rất nhiều chị em mong muốn tìm hiểu. Bởi lẽ tình trạng vùng kín thâm sạm không […]
Dương vật chảy mủ Tác hại khôn lường khi dương vật chảy mủ
Dương vật chảy mủ là một dấu hiệu bất thường ở dương vật mà nam giới cần phải hết sức lưu ý và thăm khám ngay khi gặp phải. Bởi […]
ĐẶT HẸN ONLINE