Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?

Chia sẻ:

Bất kì người mẹ nào cũng mong chờ cảm nhận được thai đạp (thai máy) bởi đó là một dấu hiệu của sự phát triển bình thường. Vậy thai nhi đạp có biểu hiện như thế nào? Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp? Bao nhiêu tuần thì thai máy? Cảm giác thai máy như thế nào? Những thắc mắc của mẹ bầu sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thai đạp (thai máy) là gì?

Thai máy là một thuật ngữ diễn tả những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như : đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)…

Nó là một dấu hiệu cho thấy em bé đang hoạt động rất tốt, có một sức khỏe tốt và bình thường. Đến một thời điểm nhất định người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, càng về cuối thai kỳ, thai máy càng diễn ra mạnh mẽ và tần suất nhiều hơn.

Thai máy ở mỗi người là khác nhau. Có người cảm thấy như bị co giật hoặc bướm bay trong bụng. Về sau, khi các bé chuyển động mạnh hơn, sẽ cảm giác đau như đánh trống. Thai nhi đá chân, đạp chân là do các cơ bắp phát triển, đòi hỏi phải được vận động.

Ngoài ra, đó cũng là cách để trẻ phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường. Chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ,… Thai máy là một phần của sự phát triển bình thường, không cần quá lo lắng về nó.

=>> Xem thêm: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

thai máy

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?

Thai nhi có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên lúc này là quá sớm để người mẹ cảm nhận được. Vậy bao nhiêu tuần thì thai máy rõ ràng nhất?

Trung bình là khoảng sau 18 tuần thai. Với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, họ thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 20-22 tuần. Còn những phụ nữ đã từng mang thai trước đó rồi, họ thường sẽ cảm nhận được sớm hơn, có khi là từ tuần thứ 13.

Bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi bạn ở một vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh hơn. Còn nếu không biểu hiện này, đó có thể là một vấn đề cần phải quan tâm.

=>> Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần cụ thể

thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp

Thai đạp ở vị trí nào và như thế nào?

Thai nhi có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày vì chúng luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ. Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng, ngay khi người mẹ đang cố gắng đi ngủ. Hoặc ngay sau khi mẹ vừa ăn xong. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu thay đổi.

Ngoài ra, nếu bạn nằm nghiêng sang một bên thì cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp, đá hơn bởi do cách nằm này làm tăng cung cấp máu cho thai nhi.

Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ đá khoảng 15-20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng. Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng. Tuy nhiên, nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.

Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?

Thai máy không chỉ đơn thuần là những lần bé xoay người, nhào lộn hay thực hiện các cú đạp bằng chân, dơ tay mà qua các hoạt động đó sẽ giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của em bé từng ngày.

Bởi khi thai nhi không máy hay máy yếu, số lần thai nhi cử động ít… có thể là dấu hiệu của hiện tượng thai suy hay thai chết lưu.

Vì thế, việc theo dõi thai máy từng ngày vào một khoảng thời gian nhất định kể từ tuần 28 của thai kỳ, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi.

Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu

Theo các chuyên gia, thì không có một tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều.

Do đó, thai phụ có thể theo dõi thai máy bằng cách đơn giản dưới đây:

  • Theo dõi thai máy vào giờ cố định trong ngày có thể là buổi sáng, trưa, chiều hay tối. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện theo dõi em bé cử động từ sau bữa tối.
  • Trước khi thực hiện, thai phụ cần đi tiểu để bàng quang trống rỗng.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.
  • Đếm số lần thai máy trong vòng 1 giờ. Đó có thể là các hoạt động nhào lộn, đá chân, giơ tay, chớp mắt, nấc…

Dựa vào kết quả thu được sẽ cho bạn thấy em bé khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường hay không?

  • Thường thì thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
  • Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, bạn cần nghỉ ngơi và thực hiện đếm lại.
  • Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé bằng các phương pháp chuyên khoa khác.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết, có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động thai máy. Nhất là trong 2 tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thai máy.

Bởi khi thức, bé có thể sẽ cử động 3-4 lần, nếu thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp vấn đề bất thường nào đó.

Đôi khi tâm lý thai phụ căng thẳng, stress cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của em bé. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám.

Thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?

Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề thai bao nhiêu tuần thì máy? Rất nhiều chị em còn băn khoăn liệu thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?

Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, theo dõi các cử động thai mỗi ngày, là cách để bạn theo dõi sức khỏe của em bé một cách dễ dàng nhất.

Thai phụ thường có cảm nhận thai máy rõ rệt nhất ở vào thời điểm từ tuần 16 – 22 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian này, thai nhi đạp nhiều được coi là một hiện tượng bình thường, cho thấy em bé có sức khoẻ tốt.

Tuy nhiên thai phụ cũng cần lưu ý nếu nhận thấy thai máy liên tục, đạp nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như: đau bụng, cơ thể mệt mỏi, ra máu âm đạo… thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Bởi trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ đạp nhiều có thể là do em bé đang ngạt thở hoặc bị thiếu oxy đối với những em bé có dây rốn quấn cổ… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sẽ không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động, đạp nhiều hay ít để đánh giá về sức khỏe em bé trong suốt thai kỳ. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm chuyên khoa mới giúp mẹ có câu trả lời chính xác.

Nếu lo lắng về hoạt động, sự phát triển của thai nhi ở bất cứ thời điểm nào, mẹ có thể đến bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.

Thời điểm thai máy trong ngày

Bình thường, bạn có thể cảm nhận thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng tuần 16 thai kỳ đối với con rạ, và tuần thứ 22 tuần đối với con so.

Nhưng để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ thai chết lưu không rõ nguyên nhân, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến thời điểm thai máy trong ngày kể từ tuần thứ 28 của thai kì.

Bạn có thể chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm, và tập trung đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ.

Sau đó ghi lại vào một cuốn sổ. Lặp lại đều đặn ở một thời gian, bạn sẽ biết được thời điểm thai máy trong ngày hôm nay ở mức bình thường, hay bất thường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, nên đếm cử động thai 2 – 3 lần trong ngày, vào những thời gian cố định. Khi thai ngủ, cử động thai sẽ giảm hoặc không có. Thời gian thai nhi ngủ khoảng 20 – 40 phút, thông thường không quá 90 phút.

Lời khuyên cho mẹ khi đếm số lần thai máy

Sau 28 tuần thai, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn đếm số lần thai máy mỗi ngày và thời gian thai máy. Việc thai nhi bỗng nhiên giảm chuyển động, giảm số lần thai máy có thể là không đủ oxy cung cấp cho em bé, không đủ lượng đường,…

Hãy hết sức lưu ý trong những trường hợp sau:

  • Con bạn không cử động khoảng 10 lần trong 2 giờ.
  • Giảm sự chuyển động đáng kể.
  • Không đá hoặc di chuyển trong 1 giờ sau khi ăn hoặc khi đi bộ xung quanh.

Những bài kiểm tra căng thẳng hoặc quét siêu âm sẽ giúp kiểm tra tình hình phát triển của em bé, đồng thời tìm ra nguyên nhân. Nếu phát hiện bất kì vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể sẽ phải sinh con sớm trước thời hạn để bảo vệ em bé và chính bạn.

Bài viết trên đây, các bác sĩ chúng tôi vừa giúp các bạn tìm hiểu cũng như giải đáp thắc mắc thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp. Hi vọng với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp giúp ích nhiều cho các mẹ bầu.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước