Bà bầu đi cầu ra máu
Bà bầu đi cầu ra máu là tình trạng diễn ra khá phổ biến. Hiện tượng này khiến rất nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết mình gặp phải vấn đề gì. Nhằm giúp các mẹ bầu hiểu rõ mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục tình trạng đi cầu ra máu, ở bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về vấn đề này.
Mục lục
Điểm mặt các nguyên nhân khiến các mẹ bầu đi cầu ra máu
Trong suốt quá trình mang thai, các sản phụ rất dễ gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Điều này có thể khiến cho các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu ngoài cầu ra máu, trong đó đáng kể đến nhất là những nguyên nhân dưới đây:
- Do thức ăn hoặc đồ uống có màu đỏ
Trong một số trường hợp, phân có màu đỏ không phải là máu mà là do màu sắc của một số loại thực phẩm mà các mẹ bầu tiêu thụ. Đó có thể là: củ cải đường, rau dền, củ dền, dưa hấu, quả thanh long.
Trong trường hợp này, các sản phụ không cần phải quá lo lắng. Màu sắc phân sẽ trở lại bình thường khi các thực phẩm này được hoàn toàn chuyển hóa.
- Táo bón
Táo bón là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu thường gặp phải trong quá trình mang thai. Điều này có thể là do hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn trong thai kỳ có thể làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa.
Đồng thời, sự thiếu hụt chất xơ cùng với việc uống quá ít nước cũng khiến các sản phụ dễ đối mặt với tình trạng táo bón. Ngoài ra, thói quen lười vận động, ít tập thể dục hay sử dụng viên uống bổ sung sắt, canxi cũng làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.
Chứng táo bón khiến cho việc giải phóng chất thải ra bên ngoài trở nên khó khăn hơn. Các sản phụ sẽ thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện. Cùng với đó là khối phân quá khô cứng có thể gây ra các vết nứt hoặc rách ở niêm mạc hậu môn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các sản phụ dễ bị đi ngoài ra máu.
- Bệnh trĩ
Trong thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh trĩ của các sản phụ cũng sẽ tăng lên bởi những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển về cả kích thước và trọng lượng thì áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng sẽ càng gia tăng.
Điều này đã khiến cho các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn-trực tràng bị căng giãn và phình ra. Từ đó, tạo thành các cấu trúc dạng búi và dần dần sa ra ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ khi mang bầu cũng có thể là hậu quả của chứng táo bón trong thai kỳ tiến triển lâu ngày mà không được can thiệp kịp thời. Bệnh trĩ không chỉ khiến cho bà bầu đi cầu ra máu mà còn gây ngứa ngáy, đau rát và khó chịu ở hậu môn.
- Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng trên niêm mạc hậu môn có xuất hiện vết rách. Nó được hình thành khi bà bầu cố gắng rặn phân cứng. Tình trạng này có thể khiến bà bầu chảy máu khi đi đại tiện đi kèm cùng với cảm giác đau hậu môn dữ dội.
Tình trạng nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho vết nứt càng ngày trở nên nghiêm trọng. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lở loét hậu môn.
- Chảy máu trực tràng
Chảy máu trực tràng là một tình trạng không hề hiếm thấy, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng chảy máu trực tràng đó là chảy máu khi đại tiện. Máu có thể dính trong phân, trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không ?
Đi ngoài ra máu ở sản phụ là tình trạng vô cùng nguy hiểm đòi hỏi các mẹ bầu phải thận trọng cảnh giác. Bởi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu chỉ diễn ra trong vòng 1 – 2 ngày, sau đó tự khỏi thì các chị em không cần phải quá lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, tình trạng này nếu để tiến triển lâu ngày thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh. Cụ thể như sau:
- Cơ thể thiếu máu
Máu chảy ra nhiều và kéo dài mỗi lần đi đại tiện sẽ khiến các sản phụ gặp phải tình trạng thiếu máu với các biểu hiện như: da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, hoa mắt, choáng váng, cơ thể mệt mỏi, hồi hộp,… Hơn nữa, thai nhi không được cung cấp đủ máu sẽ có nguy cơ cao bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng và chậm phát triển khi được sinh ra.
- Biến chứng thai kỳ
Các sản phụ nên đặc biệt cảnh giác với tình trạng đi ngoài ra máu do táo bón. Đặc biệt là ở những tuần đầu của thai kỳ. Khi đó, thai nhi vẫn chưa bám chắc vào niêm mạc tử cung, việc bà bầu dùng sức rặn khi đi đại tiện có thể dẫn đến tình trạng sảy thai.
- Viêm nhiễm hậu môn
Hậu môn chảy máu thường xuyên sẽ gây ẩm ướt, tạo môi trường lý tưởng cho các tác nhân có hại xâm nhập và sinh sôi, nảy nở. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lở loét tại hậu môn.
- Gây bất tiện cho đời sống sinh hoạt
Cảm giác ngứa ngáy, đau rát mỗi khi đi cầu sẽ khiến các chị em cảm thấy sợ hãi, hoang mang mỗi lần đi đại tiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến cho các mẹ bầu cảm thấy lo lắng, căng thẳng và áp lực.
- Cảnh báo nhiều bệnh lý tại hậu môn – trực tràng
Vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn khi tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu là do các bệnh lý tại hậu môn – trực tràng. Khi đó, các mẹ bầu cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác.Từ đó, có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu để tiến triển lâu ngày, mẹ bầu sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.
>>> XEM THÊM: Chàm sinh dục là gì?
Phải làm sao khi bà bầu đi cầu ra máu?
Thai kỳ chính là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, do đó việc khắc phục các vấn đề sức khỏe cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Bởi việc điều trị nếu không theo một phác đồ khoa học sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm đến thai nhi.
Các mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám nếu thấy tình trạng đi cầu ra máu đi kèm cùng các dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 – 2 ngày
- Hậu môn có xuất hiện vết nứt đi kèm cùng cảm giác đau rát dữ dội
- Máu chảy ra quá nhiều
- Cảm thấy chóng mặt, choáng váng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Khi đến các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện một số các xét nghiệm chuyên sâu, nội soi đại tràng, hậu môn để chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Từ đó, có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đi cầu ra máu, khi bà bầu cần phải thực hiện một số điều dưới đây:
- Giảm áp lực cho vùng bụng
Các sản phụ có thể ngồi xổm khi đi đại tiện để làm giảm áp lực cho vùng bụng, khiến việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, các chị em cũng nên thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, vừa sức như: yoga, đi bộ,.. và tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Để quá trình tiêu hóa được diễn ra một cách thuận lợi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Bà bầu cần phải điều chỉnh ngay chế độ ăn khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đường tiêu hóa.
Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như: rau củ quả, trái cây,…sẽ giúp tăng nhu động của đại tràng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và giúp làm mềm phân. Rau xanh, hạt chia, khoai lang, táo lê, bơ, mâm xôi… là những thực phẩm mà các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, các mẹ cần tránh các thực phẩm gây chướng bụng, khó tiêu như: món ăn có nhiều gia vị cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ, sữa, thực phẩm khô cứng như: bánh mì, ngô,…
Việc ăn uống lành mạnh, hợp lý không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
- Bổ sung nhiều nước
Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra thuận lợi hơn khi bạn nạp đầy đủ nước vào trong cơ thể. Khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu, mẹ bầu cần chú ý uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Việc uống đủ nước sẽ trở nên vô cùng cần thiết khi mẹ bầu đang bị táo bón hay bị bệnh trĩ. Cơ thể được cung cấp đầy đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Từ đó giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
- Hình thành thói quen đại tiện theo giờ
Đây cũng là một trong những cách giúp các sản phụ ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu. Buổi sáng sau khi thức dậy được coi là thời gian lý tưởng nhất để đi đại tiện.
Việc tập đại tiện theo một thời điểm cố định trong ngày được cho là có thể hạn chế áp lực lên vùng trực tràng và hậu môn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên nhịn đại tiện. Bởi việc làm này có thể khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa kém đi và dễ dẫn đến nhiều vấn đề tại hậu môn- trực tràng.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Khi bị trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn, nếu các mẹ bầu không chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách thì sẽ có thể dẫn đến sự hình thành các ổ áp – xe ở vùng hậu môn. Từ đó, khiến hậu môn bị nóng rát, sưng đỏ, nghiêm trọng hơn là các ổ mủ chảy dịch.
Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể bổ sung thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến tình trạng bà bầu đi cầu ra máu. Từ đó, có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và thai nhi. Nếu có băn khoăn liên quan đến vấn đề này, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp cụ thể.
Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành
Những thông tin cần nắm rõ của vô sinh hiếm muộn ở nam nữ
Mong ước có con là một mong ước bình dị và chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một số lý do nào đó mà có những […]
Trị thâm vùng kín – Nguyên nhân vùng kín của bạn bị thâm
Trị thâm vùng kín thế nào hiệu quả? Đây là băn khoăn mà rất nhiều chị em mong muốn tìm hiểu. Bởi lẽ tình trạng vùng kín thâm sạm không […]
Dương vật chảy mủ Tác hại khôn lường khi dương vật chảy mủ
Dương vật chảy mủ là một dấu hiệu bất thường ở dương vật mà nam giới cần phải hết sức lưu ý và thăm khám ngay khi gặp phải. Bởi […]
ĐẶT HẸN ONLINE