Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào an toàn?

Chia sẻ:

Kích trứng cụm từ không còn quá xa lạ với những cặp đôi đang gặp những trục trặc trong vấn đề sinh sản. Đây là một trong những bước rất quan trọng trong quá trình thực hiện tạo phôi để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc giúp trứng trưởng thành để kết hợp với tinh trùng thụ thai trong phương pháp IUI. Vậy, uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào? Kích trứng bao lâu thì trứng rụng? Giải đáp ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu chính xác, đầy đủ về vấn đề này.

Uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào?

Kinh nguyệt của một người phụ nữ sẽ xuất hiện theo chu kỳ hàng tháng (28 – 32 ngày). Khi đó, chỉ có một nang noãn trong buồng trứng phát triển vượt trội và rơi xuống tử cung, nếu gặp tinh trùng sẽ kết hợp tạo thành phôi thai.

Tuy nhiên, ở những người gặp vấn đề tại buồng trứng (điển hình là hội chứng buồng trứng đa nang), các trứng không thể phát triển vượt trội khiến chị em bị thưa kinh, thậm chí mất tinh, gây vô sinh – hiếm muộn ở nhiều cặp đôi hiện nay. Vậy uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào?

Khi trứng không thể rụng một cách tự nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kích trứng để làm gia tăng khả năng thụ thai ở nữ. Đây là bước sử dụng thuốc nội tiết (dạng uống hoặc tiêm), thường áp dụng và ngày thứ 2 của thời kỳ kinh nguyệt giúp tăng số lượng, kích thước noãn phát triển, làm dày niêm mạc tử cung, tạo môi trường thuận lợi để trứng gặp tinh trùng.

Khi nang noãn, niêm mạc tử cung đạt được các chỉ số nhất định thì bác sĩ sẽ tiêm hCG để giúp trứng rụng, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân giao hợp tự nhiên hay lọc rửa bơm tinh trùng (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Thời điểm dễ thụ thai nhất

uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào

Uống thuốc kích trứng bao lâu thì trứng rụng?

Như trên đã chia sẻ, uống thuốc kích trứng sẽ được áp dụng vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, nếu sức khỏe chị em thuận lợi sẽ chỉ định tiến hành kích trứng theo phác đồ điều trị riêng (áp dụng trên từng đối tượng bệnh nhân).

Có thể sử dụng thuốc tiêm song song với thuốc uống hoặc chậm hơn 1- 2 ngày. Sau đó được siêu âm theo dõi nang noãn bắt đầu từ ngày thứ 6 (tính từ ngày bắt đầu ra kinh) của chu kỳ kinh.

Thông thường thời gian kích trứng sẽ dao động từ 10 – 12 ngày.

Bạn đọc cần lưu ý, thuốc kích trứng kể cả dạng uống hoặc tiêm đều có tác dụng trực tiếp đến nang noãn, khiến trứng phát triển vượt trội khoảng 17mm – 18mm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hCG để kích thích quá trình phóng noãn.

Nếu tiến hành theo phương pháp kích trứng trong IUI sẽ tiến hành bơm tinh trùng 36 giờ sau khi tiêm hCG hay 24 và 48 giờ nếu bơm tinh trùng 2 lần trong một chu kỳ. Kích trứng trong IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) chọc hút trứng được thực hiện khoảng 34 – 36 giờ sau tiêm hCG.

Toàn bộ quá trình kích trứng sẽ được theo dõi qua siêu âm, các xét nghiệm nội tiết,…nếu nang noãn không thể vượt trội trên 10mm sẽ có điều chỉnh liều lượng thuốc kích trứng và lặp lại quá trình thực hiện như trên.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Giá siêu âm 4D

uống thuốc kích trứng bao lâu thì trứng rụng

Có nên kích trứng liên tục không?

Rất nhiều chị em gặp vấn đề về buồng trứng, với tâm lý muốn có con sớm nên nghĩ rằng: kích trứng liên tục, kết hợp quan hệ tình dục thường xuyên sẽ giúp cơ hội mang thai cao hơn. Vậy trên thực tế, suy nghĩ này có thực sự chính xác, có nên kích trứng liên tục không?

Bất cứ phương pháp can thiệp vào buồng trứng nhằm gia tăng cơ hội có thai ở nữ giới đều tiềm ẩn những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe buồng trứng và chính người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Các loại thuốc kích trứng không tập trung làm tăng kích thước của một trứng cụ thể mà hàng loạt nang trứng. Lượng lớn hormone nội tiết tác động trực tiếp lên trứng sẽ kích thích buồng trứng sưng đau. Khi đó, bạn sẽ thấy cân tăng nhanh, khó thở, chóng mặt.
  • Tình trạng buồng trứng quá kích thích còn gây sinh đôi, sinh ba hay nhiều hơn. Việc mang đa thai khiến bạn dễ sinh non và gặp nhiều biến chứng trong giai đoạn thai kỳ.
  • Kích trứng liên tục khiến buồng trứng không có thời gian hồi phục, gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, đau tức vùng bụng, tiết dịch ổ bụng,…
  • Kích trứng liên tục cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Một số trường hợp có thể dẫn đến vô sinh do hết nang trứng nguyên thủy.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ

Tiêm thuốc kích trứng vào ngày thứ mấy của chu kỳ?

Như bạn đã biết, tiêm thuốc kích trứng chính là phương pháp sử dụng thuốc kích trứng. Nhằm mục đích tăng nội tiết tố trong cơ thể, kích thích nhiều nang noãn trưởng thành, giúp tinh trùng dễ dàng gặp được trứng.

Từ đó, tăng tỷ lệ thụ thai ở các cặp đôi điều trị vô sinh – hiếm muộn, hoặc các cặp đôi kích trứng liều thấp nhằm tăng khả năng có thai tự nhiên.

Vậy để đạt được mục đích như trên, chị em cần tiêm thuốc kích trứng vào ngày thứ mấy? Lý giải về thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết:

Sau khi trải qua các bước thăm khám cơ bản, nếu chị em đủ điều kiện về sức khỏe, thì thời gian lý tưởng nhất để bắt đầu tiêm thuốc kích trứng chính là ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 11 của chu kỳ kinh nguyệt. Chờ đến khi có một hoặc nhiều hơn các nang trứng phát triển tốt.

Trong thời gian này, chị em cần đặc biệt tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi tiêm thuốc kích trứng?

Ở mỗi trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ có chỉ định những phương pháp kích trứng phù hợp tương ứng với các loại thuốc kích trứng khác nhau. Do đó, ngoài việc lưu ý đến thời gian tiêm thuốc kích trứng vào ngày thứ mấy?

Bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số phản ứng xảy ra sau khi tiêm thuốc kích trứng, nhằm đánh giá được khả năng thành công. Đồng thời, có biện pháp xử trí kịp thời với các hiện tượng bất thường.

* Phản ứng bình thường sau khi tiêm thuốc kích trứng:

  • Hai buồng trứng phát triển to, khiến bạn có cảm giác nặng bụng dưới, căng tức 2 bên ngực và đôi khi bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn.
  • Khi đến ngày phù hợp, bạn bắt đầu chọc hút trứng, cảm giác khó chịu này sẽ mất đi.

* Phản ứng bất thường sau khi tiêm thuốc kích trứng:

Nếu nhận thấy các triệu chứng ở dưới đây xảy ra sau khi tiêm thuốc kích trứng, chị em cần gặp bác sĩ càng sớm, càng tốt:

  • Đau bụng dưới kéo dài, có thể đau âm ỉ hoặc đau từng cơn.
  • Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp.
  • Chóng mặt, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp…

Với một số trường hợp, bác sĩ cho biết, ngoài các phản ứng kể trên, nếu quá trình tiêm kích trứng diễn ra bình thường, nhưng từ 3-6 tháng mà không có hiệu quả, thì bạn nên cho buồng trứng “nghỉ ngơi” một vài chu kỳ, để tránh tình trạng suy buồng trứng.

Cẩn thận quá kích buồng trứng (OHSS) khi tiêm thuốc kích trứng?

Sau khi tiêm thuốc kích trứng, chúng sẽ không có tác dụng kích thích một nang trứng cụ thể nào đó phát triển, mà thuốc sẽ có tác dụng kích thích hàng loạt nang trứng.

Do đó, khi lượng hormone quá lớn được tiêm vào cơ thể có thể gây quá kích, khiến buồng trứng của bạn trở nên sưng đau.

Bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra hội chứng quá kích buồng trứng khi thấy cơ thể tăng cân nhanh chóng, kèm theo các biểu hiện khó thở hoặc chóng mặt… thường xảy ra trong khoảng 10 ngày sau khi tiêm thuốc kích trứng.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ, vừa đến nặng. Nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Nguyên nhân chính của hội chứng quá kích buồng trứng chính là việc đưa một lượng nhất định human chorionic gonadotropin (HCG) – một hormone thường được sản xuất trong thời kỳ mang thai vào cơ thể bạn.

Ở một số người, mạch máu buồng trứng phản ứng bất thường để nhận HCG và bắt đầu thoát dịch cấp tính ra ngoài.

Thông thường để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám lâm sàng, sau đó tiến hành siêu âm, hoặc chỉ định xét nghiệm máu để kết luận bệnh nhân gặp hội chứng quá kích buồng trứng, hay gặp phải bệnh lý nào khác. Sau đó, tùy theo mức độ bệnh để tiến hành các bước điều trị cần thiết tiếp theo.

Vì vậy, sau khi tiêm thuốc kích trứng vào ngày thứ mấy, bạn cũng cần có sự quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện của cơ thể, để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và kịp thời có biện pháp ngăn ngừa.

Lời khuyên của bác sĩ khi dùng thuốc kích trứng

Thuốc kích trứng hiện nay được bán công khai trong các hiệu thuốc, thậm chí có thể mua trên mạng. Tuy nhiên, các các sĩ khuyến cáo: thuốc kích trứng bên cạnh khả năng giúp nữ giới tăng cơ hội thụ thai nhưng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.

Do đó, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kích trứng về nhà tự sử dụng. Thay vào đó, hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Liệu pháp kích trứng là một hành trình dài, đòi hỏi cả vợ và chồng có sự kiên trì, quyết tâm và sự chuẩn bị thực sự đầy đủ về sức khỏe, chi phí.

Phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị có tỷ lệ thành công cao hơn:

  • Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân hoặc khám định kỳ để phát hiện những biểu hiện bất thường ở cơ qian sinh sản.
  • Sau khi kết hôn, quan hệ tình dục đều đặn, không dùng biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm chưa thể có thai. Hãy đi khám vô sinh – hiếm muộn sớm. Với những chị em tuổi trên 35 thì nên khám 6 tháng/ lần.

Nhiều người nghĩ rằng, trong khi kích trứng, nên quan hệ tình dục nhiều hơn bình thường để tăng khả năng thụ thai khi trứng rụng. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn chính xác.

Quan hệ tình dục không ảnh hưởng đến quá trình điều trị, nhưng quan hệ quá nhiều lại khiến chất lượng, số lượng tinh trùng suy giảm. Trong khi đó, để kết quả thụ thai thành công, bạn sẽ phải cần lứa tinh trùng tốt nhất để dành cho ngày dự kiến rụng trứng (3 – 5 ngày sẽ sản sinh là một lứa tinh trùng trưởng thành). Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản ở cả nữ và nam giới, hãy đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được thăm khám và điều trị đúng cách kịp thời.

Mọi thắc mắc về vấn đề uống thuốc kích trứng vào thời điểm nào mời bạn đọc để lại ý kiến tại cổng chat [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo số Hotline: 03.56.56.52.52 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước