Thời gian làm việc từ 8h00 -20h00 Các ngày trong tuần

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi

ĐƯỢC SỞ Y TẾ CẤP PHÉP

"Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe"

Hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h - 20h Tất cả các ngày trong tuần

Quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần cụ thể

Chia sẻ:

Quá trình phát triển của thai nhi sẽ thay đổi theo từng tuần tuổi, bạn sẽ không khỏi lo lắng, hồi hộp đan xen cảm giác hạnh phúc kể từ khi có sự hiện diện của em bé trong cuộc đời. Bạn băn khoăn không biết hôm nay bé lớn như thế nào? cân nặng ra sao? Mọi thắc mắc đó, sẽ được các bác sĩ chuyên phụ khoa lý giải thông qua quá trình phát triển của thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Quá trình phát triển của thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày ra sao?

quá trình phát triển của thai nhi

Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

– Thai nhi 3 tuần tuổi (thụ thai thành công)

  • Lúc này mẹ có hiện tượng chậm kinh.
  • Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ di chuyển dần vào tử cung của mẹ để hình thành bào thai.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Các mốc khám thai quan trọng

thai nhi 3 tuần tuổi

– Thai nhi 4 tuần tuổi (phôi thai hình thành)

  • Phôi thai bắt đầu hình thành, nằm nép vào bên trong lớp niêm mạc tử cung, sẽ bắt đầu sản sinh ra hormone thai kỳ hCG – hormone ngăn bạn rụng trứng hàng tháng.

thai nhi 4 tuần tuổi

– Thai nhi 5 tuần tuổi

  • Hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành.
  • Bé chỉ lớn bằng hạt vừng.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Cân nặng thai nhi theo tuần

thai nhi 5 tuần tuổi

– Thai nhi 6 tuần tuổi

  • Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ.
  • Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay sau này).
  • Kích thước của bé chỉ bằng một hạt táo tây.

thai nhi 6 tuần tuổi

– Thai nhi 7 tuần tuổi:

  • Nghe được nhịp tim thai thông qua siêu âm.
  • Gan đang thực hiện chức năng sản xuất tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương được hình thành.
  • Kích thước thai nhi bằng một hạt đậu Hà Lan.

thai nhi 7 tuần tuổi

– Thai nhi 8 tuần tuổi:

  • Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ.
  • Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt.
  • Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu.
  • Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.
  • Kích thước thai nhi đã to gấp đôi so với tuần 7.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh

thai nhi 8 tuần tuổi

– Thai nhi 9 tuần tuổi:

  • Bào thai dài khoảng 5cm với phần đầu và ngực phân chia bởi một nếp gấp.
  • Những cơ quan lớn, mắt và tai đều đang phát triển.
  • Kích thước của thai nhi bằng quả việt quất (mâm xôi).

thai nhi 9 tuần tuổi

– Thai nhi 10 tuần tuổi:

  • Đuôi phôi thai đã biến mất.
  • Trọng lượng của thai nhi còn rất nhẹ nhưng đây là khoảng thời gian bé sẽ bắt đầu tăng cân nhanh chóng.
  • Kích thước của thai nhi 10 tuần tuổi chỉ lớn bằng quả cherry (anh đào).

thai nhi 10 tuần tuổi

– Thai nhi 11 tuần tuổi:

  • Cuống rốn đã có thể thực hiện vai trò cung cấp dưỡng chất và “dẫn xuất” các chất thải loại ra khỏi bào thai.
  • Chân tay đã có thể gập và uốn cong.
  • Kích thước của bé bằng quả dâu tây.

thai nhi 11 tuần tuổi

– Thai nhi 12 tuần tuổi:

  • Thai nhi lớn rất nhanh với chiều dài khoảng 8cm, nặng 60gr.
  • Nhau thai lúc này đã khá hoàn chỉnh.
  • Kích thước thai nhi bằng một quả chanh.

thai nhi 12 tuần tuổi

– Thai nhi 13 tuần tuổi:

  • Bé sẽ có các phản xạ từ bên trong như: ngón tay xòe ra hay co lại, ngón chân có thể gập lại và miệng có động tác như bú mút.
  • Kích thước bằng một quả mận.

thai nhi 13 tuần tuổi

– Thai nhi 14 tuần tuổi:

  • Dấu vân tay hình thành, ngoài ra bé đã bắt đầu biết các hành động như nhăn mặt, cau mày.
  • Bé đã lớn bằng một quả chanh vàng.

thai nhi 14 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi ở 3 tháng giữa của thai kỳ

– Thai nhi 15 tuần tuổi:

  • Các mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng.
  • Siêu âm tuần này sẽ cho thấy giới tính của bé.
  • Kích thước của bé bằng quả táo.

thai nhi 15 tuần tuổi

– Thai nhi 16 tuần tuổi:

  • Da đầu của bé bắt đầu được tạo hình.
  • Đôi chân nhỏ giờ đã phát triển, là lúc mẹ có thể cảm giác được thai máy.
  • Đầu của bạn nhỏ lúc này đã thẳng hơn, và tai đã đến gần vị trí chuẩn.
  • Kích thước bé bằng quả bơ.

thai nhi 16 tuần tuổi

– Thai nhi 17 tuần tuổi:

  • Thai nhi nặng khoảng 100g và dài 12cm.
  • Nhau thai với độ dày 1cm tiếp tục nuôi dưỡng bé bằng cách cung cấp những dưỡng chất và oxy và cũng đồng thời loại bỏ các chất thải từ bé.
  • Em bé có kích thước của củ cải.

thai nhi 17 tuần tuổi

– Thai nhi 18 tuần tuổi:

  • Chân và tay của bé đã bắt đầu co gập lại và tóc đã bắt đầu mọc.
  • Bên trong, một lớp bảo vệ myelin đang được hình thành xung quanh dây thần kinh của bé.
  • Bé có kích thước bằng một quả ớt chuông.

thai nhi 18 tuần tuổi

– Thai nhi 19 tuần tuổi:

  • Kích thước khoảng 16 – 25cm và nặng khoảng 300g.
  • Các giác quan của bé – khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác – đang phát triển và bé có thể nghe được giọng nói của mẹ.
  • Bé đã bằng một trái xoài.

thai nhi 19 tuần tuổi

– Thai nhi 20 tuần tuổi

  • Bé có những hành động như ngậm ngón tay hay nấc cục.
  • Có sự thay đổi nhẹ về bộ phận sinh dục, nếu là nam thì tinh hoàn sẽ di chuyển từ bụng xuống đúng vị trí và nữ thì trứng và tử cung cũng sẽ định vị đúng vị trí và tiếp tục phát triển.
  • Bé có kích thước bằng một quả chuối.

thai nhi 20 tuần tuổi

– Thai nhi 21 tuần tuổi

  • Bé lúc này đạt khoảng 25cm, nặng 425g.
  • Tuyến tụy trong bụng bé đang phát triển đều đặn để tạo một số nội tiết tố quan trọng.
  • Lông tơ tiếp tục phủ kín cơ thể, những bộ phận như: mí mắt, lông mày, môi… dần rõ nét hơn.
  • Bé có kích thước của một củ cà rốt.

thai nhi 21 tuần tuổi

– Thai nhi 22 tuần tuổi:

  • Trọng lượng khoảng 450g và có kích thước là 27,7cm.
  • Những động tác đạp, xoay người của bé mạnh mẽ hơn rất nhiều.
  • Bé bằng một quả bí đỏ nhỏ.

thai nhi 22 tuần tuổi

– Thai nhi 23 tuần tuổi:

  • Lỗ mũi của bé trong tuần này đã thông.
  • Các đường nét trên khuôn mặt con đã trở nên rất rõ ràng.
  • Bé có kích thước của một quả xoài lớn.

thai nhi 23 tuần tuổi

– Thai nhi 24 tuần tuổi:

  • Khám thai và siêu âm để kiểm tra vị trí của thai nhi.
  • ở tuần này bé dài khoảng 34cm.

thai nhi 24 tuần tuổi

– Thai nhi 25 tuần tuổi:

  • Da của bé ở giai đoạn này vẫn còn rất mỏng và mẹ có thể nhìn thấy mạch máu của con khi siêu 3D hoặc 4D.
  • Bé đang nặng khoảng 660g và chiều dài từ đầu đến chân khoảng 34.6cm.

thai nhi 25 tuần tuổi

– Thai nhi 26 tuần tuổi:

  • Ở thời điểm này bé tăng khoảng 100g/tuần và ở tuần này bé khoảng 720g.
  • Em bé của mẹ bây giờ đang hít vào và thở ra nước ối, giúp bé phát triển phổi.
  • Bé có kích thước của một bó hành lá.

thai nhi 26 tuần tuổi

– Thai nhi 27 tuần tuổi:

  • Kích thước của bé khoảng 37cm và nặng khoảng 1kg.
  • Em bé bây giờ ngủ và thức dậy theo lịch trình đều đặn, và não của bạn rất năng động.
  • Bé có kích thước bằng súp lơ.

thai nhi 27 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi ở 3 tháng cuối của thai kỳ

– Thai nhi 28 tuần tuổi:

  • Thị lực của bé đang phát triển, điều này cho phép bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài qua màng lọc.
  • Bạn ấy có thể chớp mắt, và lông mi của bạn đã mọc lên rồi.
  • Bé có kích thước của một quả cà tím lớn.

thai nhi 28 tuần tuổi

– Thai nhi 29 tuần tuổi:

  • Thị lực của thai nhi lúc này là 1/20 và sẽ tiếp tục phát triển hơn vào những tuần tiếp theo.
  • Bé giờ đây nhìn đã bụ bẫm và đáng yêu hơn rất nhiều.
  • Bé có kích thước của một quả bí nghệ.

thai nhi 29 tuần tuổi

– Thai nhi 30 tuần tuổi:

  • Thai nhi đã bắt đầu cử động liên tục cơ hoành như đang diễn tập các động tác hô hấp sau này.
  • Bé nặng khoảng 1.4kg và dài khoảng 42cm và thời gian này mẹ sẽ cảm nhận được bé nấc cục nhiều hơn.

thai nhi 30 tuần tuổi

– Thai nhi 31 tuần tuổi:

  • Phổi của bé đã hoàn thiện vào tuần thai 31 nên nếu ra đời vào thời gian này thì bé vẫn có thể tự thở được.
  • Kích thước của bé đã ngang bằng với một quả dừa xiêm với chiều dài khoảng 44cm.

thai nhi 31 tuần tuổi

– Thai nhi 32 tuần tuổi:

  • Bắt đầu quá trình xoay ngôi thai của bé.
  • Từ tuần này cho đến lúc mẹ sinh thì trọng lượng bé sẽ không có sự thay đổi đáng kể.

thai nhi 32 tuần tuổi

– Thai nhi 33 tuần tuổi:

  • Ở giai đoạn này bạn sẽ thấy bé trở nên tròn trĩnh hơn và da bé căng hơn và mịn hơn.
  • Các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa được hợp nhất, điều này khiến đầu bé dễ dàng chui qua đường sinh.

thai nhi 33 tuần tuổi

– Thai nhi 34 tuần tuổi:

  • Hệ thống thần kinh trung ương cũng như phổi của bé đang trưởng thành.
  • Em bé của mẹ có kích thước của một quả dưa vàng.

thai nhi 34 tuần tuổi

– Thai nhi 35 tuần tuổi:

  • Bé tăng khoảng 0.5kg/tuần.
  • Các bộ phận trong cơ thể bé hầu hết đều đã hoàn thành chức năng của mình.

thai nhi 35 tuần tuổi

– Thai nhi 36 tuần tuổi:

  • Mức cân nặng của thai nhi trong tuần này sẽ khoảng 2,6 kg và kích thước từ đầu đến chân là 47 cm.
  • Hầu hết các cơ quan của bé đã hoàn chỉnh lắm rồi, ngoại trừ não bộ và phổi sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi bé khôn lớn.

thai nhi 36 tuần tuổi

– Thai nhi 37 tuần tuổi:

  • Thời điểm này, thai nhi đã quay đầu và sẽ không ngừng húc đầu về phía xương chậu của mẹ.
  • Kích thước của bé khoảng 3kg và dài khoảng 50cm.

thai nhi 37 tuần tuổi

– Thai nhi 38 tuần tuổi:

  • Các chất thải đang được tích lũy trong ruột bé nhiều hơn và chỉ đợi đến ngày chào đời.
  • Cơ quan sinh dục đã phát triển hoàn chỉnh rồi.

thai nhi 38 tuần tuổi

– Thai nhi 39 tuần tuổi:

  • Dây rốn sẽ búi lại thành cục hoặc quấn theo vòng quanh người bé.
  • Mẹ cũng nên cẩn thận hơn và mẹ nên chuẩn bị những đồ dùng khi sinh cho mình.

thai nhi 39 tuần tuổi

– Thai nhi 40 tuần tuổi:

  • Nếu ngày dự sinh đã qua, mẹ đừng quá lo lắng. Đặc biệt nếu mẹ tính ngày dự sinh dựa trên ngày đầu kì kinh cuối. Đôi khi phụ nữ rụng trứng trễ hơn dự đoán.
  • Nhưng nếu mẹ chưa có dấu hiệu lâm bồn vào ngày dự sinh, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như siêu âm và xét nghiệm, để đảm bảo mẹ có thể tiếp tục mang thai an toàn.

thai nhi 40 tuần tuổi

Trên đây chính là quá trình phát triển của thai nhi đầy đủ nhất theo từng tuần tuổi. Dựa vào đó bạn sẽ biết em bé phát triển có ổn định không, từ đó có kế hoạch ăn uống và giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Hi vọng, các mẹ sẽ cảm thấy yên tâm và trải qua quãng thời gian này một cách nhẹ nhàng nhất.

Khoa Nguyễn

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY
cham-sinh-duc

Chàm sinh dục là gì và có phải chữa không?

Nhắc tới chàm sinh dục, đây không phải là khái niệm mới nhưng thực sự còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Tuy không quá nguy […]

an-gi-de-co-be-co-mui-thom

Ăn gì để “cô bé” có mùi thơm

Ăn gì để cô bé có mùi thơm là điều chị em sẽ luôn muốn tìm hiểu. Bởi lẽ một “cô bé” thơm tho sẽ khiến cho chàng mê mệt […]

tai-sao-cau-nho-hay-chao-co-buoi-sang

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng?

Tại sao cậu nhỏ hay chào cờ buổi sáng? Là lo lắng của nhiều nam giới, nhất là những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Liệu đây là […]

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Anh Tráng đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước